hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 18/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Chế độ trợ cấp cho trẻ tự kỷ được quy định thế nào?

Hiện nay, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh tự kỷ đang ở tình trạng báo động. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các chế độ trợ cấp cho trẻ tự kỷ cũng như thủ tục xin chế độ cho trẻ tự kỷ  

 
Mục lục bài viết
  • Trẻ tự kỷ có phải là người khuyết tật không?
  • Chế độ trợ cấp cho trẻ tự kỷ được quy định thế nào?
  • Hồ sơ, thủ tục xin chế độ trợ cấp cho trẻ tự kỷ 
Câu hỏi: Cho tôi hỏi trẻ em mắc bệnh tự kỷ có được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng như trẻ khuyết tật không? Hiện nay nhà nước quy định chế độ trợ cấp cho trẻ em tự kỷ như thế nào?

Trẻ tự kỷ có phải là người khuyết tật không?

Trẻ em tự kỷ có thể được xem là người khuyết tật và được hưởng các chế độ của người khuyết tật nếu được xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật.

Tự kỷ là một hội chứng rối loạn sự phát triển bởi khiếm khuyết về quan hệ nhân sinh, khả năng tương tác xã hội, giao tiếp phi ngôn ngữ và các hành vi, sở thích bị hạn chế, bó hẹp. Bệnh tự kỷ có thể gặp phải ở nhiều lứa tuổi, phổ biến nhất là đối với trẻ em. 

Đây là những trẻ em gặp khó khăn trong việc giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ,... một số còn không thể tự chăm sóc bản thân.

Trẻ tự kỷ có phải là người khuyết tật không?Trẻ tự kỷ có phải là người khuyết tật không?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010, người khuyết tật được định nghĩa như sau:

“1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.”

Đồng thời, theo 1 Điều 3 Luật Người khuyết tật năm 2010, quy định có 06 dạng tật gồm: khuyết tật vận động; khuyết tật nhìn; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật thần kinh, tâm thần và các khuyết tật khác.

Trong đó, khuyết tật thần kinh, tâm thần được hướng dẫn tại Nghị định 28/2012/NĐ-CP là tình trạng rối loạn trí nhớ, tri giác, cảm xúc, kiểm soát suy nghĩ, hành vi, có hiểu hiện và lợi lời, hành động bất thường.

Hiện nay, không có quy định cụ thể xác định trẻ tự kỷ được coi là người khuyết tật. 

Tuy nhiên, dựa trên những biểu hiện của trẻ tự kỷ đối chiếu với quy định hướng dẫn của người khuyết tật về thần kinh, tâm thần thì trẻ em tự kỷ có thể được xem là người khuyết tật và được hưởng các chế độ của người khuyết tật nếu được xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật.

Chế độ trợ cấp cho trẻ tự kỷ được quy định thế nào?

Nhà nước quy định chế độ trợ cấp cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng và người nuôi dưỡng tại Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, cụ thể:

STT

Đối tượng

Hệ số

Mức trợ cấp (đồng/tháng)

1

Trẻ khuyết tật đặc biệt nặng

2,5

900.000

2

Trẻ khuyết tật nặng

2,0

720.000

3

Người đơn thân nghèo hiện đang nuôi con là người khuyết tật

Các mức hưởng từ 1-4

1,0

360.000

4

Hộ gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng mỗi một trẻ khuyết tật đặc biệt nặng

2,5

900.000

5

Trẻ khuyết tật thuộc diện được nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội

Được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội

Lưu ý: Mức chuẩn trợ giúp xã hội theo quy định hiện nay là 360.000 đồng/tháng (căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP).

Hồ sơ, thủ tục xin chế độ trợ cấp cho trẻ tự kỷ 

Hồ sơ, thủ tục xin chế độ trợ cấp cho trẻ tự kỷHồ sơ, thủ tục xin chế độ trợ cấp cho trẻ tự kỷ

Hồ sơ, thủ tục xin chế độ trợ cấp cho trẻ tự kỷ được quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Theo đó, cần chuẩn bị, cung cấp các hồ sơ sau đây:

- Tờ khai của đối tượng đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng theo các Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ được ban hành kèm Nghị định 20/2021/NĐ-CP.

Người giám hộ hoặc người có liên quan đến trẻ em tự kỷ khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cơ quan tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các thông tin kê khai trong tờ khai nêu trên, cụ thể:

- Giấy xác nhận thông tin cư trú của công an cấp xã nơi cư trú.

- CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng.

- Giấy khai sinh của trẻ em tự kỷ là đối tượng xin chế độ trợ cấp.

- Giấy xác nhận khuyết tật..

Quy trình thủ tục xin chế độ trợ cấp được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Người đại diện hợp pháp của trẻ em mắc bệnh tự kỷ chuẩn bị các hồ sơ nêu trên gửi đến UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú.

Bước 2: Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cán bộ phụ trách thực hiện rà soát hồ sơ, trình Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức xem xét, quyết định xét duyệt và niêm yết công khai kết quả tại trụ sở UBND cấp xã trong 02 ngày làm việc.

Nếu có khiếu nại, trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức xem xét, kết luận và công khai nội dung khiếu nại.

Bước 3: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi hồ sơ được xét duyệt, không có khiếu nại, Chủ tịch UBND cấp xã gửi đề nghị bằng văn bản đến Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội.

Bước 4: Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội thẩm định, trình UBND cấp huyện quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng cho trẻ tự kỷ trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch UBND cấp xã. Trường hợp không đủ điều kiện trợ cấp, Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Bước 5: Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp cho trẻ tự kỷ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội.

Trên đây là những thông tin về chế độ trợ cấp cho trẻ tự kỷ. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ đến hotline:  19006192 để được giải đáp.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X