Hiện nay, hợp đồng đặt cọc mua bán đất rất phổ biến. Tuy nhiên, hợp đồng này lại thường không do tất cả đồng sở hữu ký kết mà thường chỉ do một người ký.
Việc bán đất chung do một người quyết định được không?
Điều 126 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung, quy định như sau:
1. Việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu; trường hợp có chủ sở hữu chung không đồng ý bán thì các chủ sở hữu chung khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Các chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua, nếu các chủ sở hữu chung không mua thì nhà ở đó được bán cho người khác.
Trường hợp có chủ sở hữu chung đã có tuyên bố mất tích của Tòa án thì các chủ sở hữu chung còn lại được quyền bán nhà ở đó; phần giá trị quyền sở hữu nhà ở của người bị tuyên bố mất tích được xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định trên, để bán được căn nhà đó thì cần có sự đồng ý của tất cả đồng sở hữu của mảnh đất đó.
Giá trị hợp đồng đặt cọc khi chỉ có chữ ký một chủ sở hữu?
Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015:1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Như vậy, đặt cọc là biện pháp bảo đảm (Điều 292), theo đó bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để đảm bảo việc giao hết hoặc thực hiện hợp đồng.
Trong đó:- Chủ thể đặt cọc: gồm bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc. Hai bên phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và tham gia giao dịch đặt cọc một cách tự nguyện (Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015).
- Đối tượng của đặt cọc: là một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác và phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm (Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015).
- Hình thức đặt cọc: không quy định nên không bắt buộc lập thành văn bản. Pháp luật cũng không quy định thỏa thuận đặt cọc có phải bắt buộc được công chứng, chứng thực hay không, tùy vào sự thỏa thuận của các bên.Như vậy, có thể thấy việc đặt cọc một khoản tiền 100 triệu cho bạn và mẹ bạn chỉ nhằm đảm bảo việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán đất mà không phải việc thực hiện giao dịch mua bán nên không cần nhất thiết phải có chữ ký của tất cả đồng sở hữu mới phát sinh hiệu lực. Vì thế, chỉ bạn và mẹ bạn ký kết hợp đồng đặt cọc thì hợp đồng đã đảm bảo đủ yếu tố chủ thể có thẩm quyền ký kết. Hợp đồng này cũng đáp ứng điều kiện về đối tượng và hình thức đặt cọc nên có hiệu lực pháp luật.
Vì thế, nếu chị bạn không đồng ý bán mảnh đất đó dẫn đến giao dịch không thực hiện được thì gia đình bạn phải chịu phạt gấp 3 lần theo thỏa thuận trong hợp đồng.Trên đây là thông tin về giá trị hợp đồng đặt cọc khi chỉ có chữ ký một chủ sở hữu. Nếu vẫn còn vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ giải đáp.