hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 01/09/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đối tượng nào được chia ruộng năm 1992? Hạn mức chia là bao nhiêu?

Đối tượng được chia ruộng năm 1992 là những ai? Phải đảm bảo điều kiện gì thì mới được giao đất ruộng? Hạn mức giao đất ruộng tại năm 1992 là bao nhiêu?... Bài viết dưới đây của HieuLuat sẽ cung cấp đầy đủ thông tin được nhiều người quan tâm như trên.

 

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi có tìm hiểu và được biết về việc chia ruộng theo định suất năm 1992, mỗi khẩu trong gia đình được Nhà nước giao cho một diện tích đất nông nghiệp nhất định. Vậy Luật sư cho tôi hỏi những đối tượng nào được nhận đất chia theo định suất này? Chỉ những người thuộc độ tuổi lao động mới được chia hay cả người lớn và trẻ em tại năm 1992 đều được chia? Và hạn mức chia ruộng vào năm 1992 là bao nhiêu?

Chào bạn, xoay quanh vấn đề đối tượng được chia ruộng năm 1992 và hạn mức chia mà bạn đang quan tâm, chúng tôi giải đáp cho bạn như sau:

Đối tượng được chia ruộng năm 1992 là ai?

Chia ruộng theo định suất/giao đất theo định suất là từ được sử dụng nhiều vào những năm 90 ở nước ta bởi đây là thời điểm mà Luật Đất đai 1987, Luật Đất đai 1993 và các văn bản hướng dẫn thi hành, văn bản có liên quan quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hợp tác xã, hộ gia đình, tổ chức để sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống và có nơi ở ổn định.

Việc chia ruộng năm 1992 là quá trình thực hiện việc giao đất nông nghiệp cho hợp tác xã, cá nhân, hộ gia đình, tập đoàn sản xuất (trong đó gồm tổng công ty Nhà nước chiếm phần lớn) để làm kinh tế, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp theo quy định tại Luật Đất đai 1987, Nghị định 30/HĐBT và các văn bản khác có liên quan.

Đối tượng được chia đất ruộng:

Đối tượng được chia đất ruộng tại thời điểm này được quy định tại Điều 13 Luật Đất đai 1987 gồm:

+ Tổ chức kinh tế quốc doanh;

+ Hợp tác xã;

+ Tập đoàn sản xuất;

+ Cá nhân;

+ Hộ gia đình;

Trong đó số lượng nhân khẩu được ước tính để giao đất gồm có nhân khẩu hiện có trong hộ gia đình, nhân khẩu nông nghiệp, nhân khẩu lâm nghiệp hiện có, người đang làm nghĩa vụ quân sự trong các lực lượng vũ trang và một số đối tượng khác do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có đất quy định (Điều 19 Nghị định 30/HĐBT).

=> Như vậy, pháp luật đất đai tại thời điểm năm 1992 không quy định độ tuổi của nhân khẩu được nhận đất giao từ Nhà nước mà chỉ quy định đối tượng được giao là nhân khẩu hiện có của hộ gia đình. Điều này đồng nghĩa với việc các thành viên trong hộ gia đình, không phân biệt độ tuổi đều là đối tượng được Nhà nước giao đất.

Điều kiện hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp:

Căn cứ Điều 8 Nghị định 30/HĐBT, điều kiện để hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp gồm:

+ Phải có đơn xin giao đất gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;

+ Phải được cơ quan có thẩm quyền giao đất chấp thuận đơn xin giao đất.

Kết luận: Đối tượng được nhận đất nông nghiệp gồm đất ruộng (một loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp), đất lâm nghiệp có thể là cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã,... và chỉ được giao đất khi nhu cầu xin giao đất thông qua đơn đề nghị của họ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

chia ruong nam 1992


Hạn mức đất khi chia ruộng năm 1992 là bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều Luật Đất đai 1987, hạn mức giao đất nông nghiệp đối với từng đối tượng được, từng khu vực có sự phân biệt, Cụ thể như sau:

Loại đất giao

Đối tượng được giao đất

Hạn mức giao đất

Thẩm quyền giao đất

Đất được giao sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp

Tổ chức kinh tế quốc doanh

Theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã được Hội đồng bộ trưởng xét duyệt

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương

Đất được giao sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp

Hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, cá nhân

Theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã được Hội đồng bộ trưởng xét duyệt

Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Đất làm kinh tế gia đình

Hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp giao lại cho các hộ thành viên

Mỗi người không quá 10% đất nông nghiệp/đất lâm nghiệp bình quân cho nhân khẩu trong xã

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương

Nông trường, lâm trường, trạm, trại nông nghiệp, lâm nghiệp giao lại cho các hộ gia đình, cá nhân;

- Khu vực đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng miền Trung từ Thanh Hoá đến Thuận Hải: Tối đa 200 m2/hộ gia đình;

- Khu vực trung du, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long: Tối đa 500 m2/hộ gia đình;

- Khu vực miền núi và Tây Nguyên: Tối đa 1.000 m2/hộ gia đình;

Nông trường, lâm trường, trạm, trại nông nghiệp, lâm nghiệp

Như vậy, tùy từng trường hợp mà đất nông nghiệp được giao có diện tích khác nhau theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt như chúng tôi đã nêu trên.

Trên đây là giải đáp về Chia ruộng năm 1992, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

>> Những ai được mua đất nông nghiệp? Điều kiện mua thế nào?

Có thể bạn quan tâm

X