hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 10/08/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Giải quyết ly hôn chia tài sản có yếu tố nước ngoài thế nào?

Chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài như thế nào? Thủ tục, cách chia ra sao? Chi phí chia ly hôn có yếu tố nước ngoài là bao nhiêu? Cùng HieuLuat tìm hiểu nhé.

Mục lục bài viết
  • Thủ tục chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài thế nào?
  • Cách chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài ra sao?
  • Chi phí ly hôn có yếu tố nước ngoài là bao nhiêu?

Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi việc phân chia tài sản ly hôn mà một người đang ở nước ngoài hoặc có vợ hoặc chồng là người nước ngoài được giải quyết như thế nào?

Thủ tục và cách chia thực hiện ra sao?

Chi phí thực hiện phân chia tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài được tính như thế nào?

Chào bạn, chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài được thực hiện như thế nào, chi phí ra sao là những vấn đề được chúng tôi giải đáp sau đây.

Thủ tục chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài thế nào?

Trước hết, từ khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, suy ra, ly hôn có yếu tố nước ngoài được hiểu là ly hôn khi có một trong 3 yếu tố sau đây:

  • Vợ hoặc chồng là người nước ngoài/hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

  • Vợ chồng là công dân Việt Nam nhưng căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân theo pháp luật nước ngoài hoặc phát sinh quan hệ hôn nhân tại nước ngoài;

  • Hoặc ly hôn khi có tài sản ở nước ngoài;

Ngoài ra, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định tài sản được chia khi ly hôn là tài sản chung của vợ chồng và vợ, chồng có mong muốn chia khi ly hôn hoặc sau ly hôn.

Vợ chồng được quyền thỏa thuận cách thức, thủ tục phân chia tài sản chung khi ly hôn hoặc buộc phải có sự chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Theo đó, việc phân chia tài sản khi ly hôn theo trình tự, thủ tục nào phụ thuộc vào mong muốn của các bên cũng như có hay không có tranh chấp phát sinh và tài sản phân chia.

Cụ thể, thủ tục chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài được tiến hành theo một trong hai trường hợp sau đây:

  • Trường hợp 1: Chia tài sản khi ly hôn mà các bên không có tranh chấp

  • Trường hợp 2: Chia tài sản khi ly hôn mà có tranh chấp

Các công việc cụ thể cần thực hiện trong từng trường hợp giải quyết chia tài sản khi ly hôn như sau:

Trường hợp 1: Chia tài sản khi ly hôn mà các bên không có tranh chấp

Trường hợp 2: Chia tài sản khi ly hôn mà có tranh chấp

  • Vợ, chồng có quyền lựa chọn tự mình giải quyết việc phân chia tài sản khi ly hôn hoặc yêu cầu Tòa án công nhận về sự thỏa thuận phân chia tài sản khi ly hôn;

  • Nếu tự thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn thì vợ chồng có thể tự mình thực hiện chia khi tài sản không có đăng ký quyền sở hữu hoặc có lập văn bản phân chia tại tổ chức hành nghề công chứng khi tài sản có đăng ký quyền sở hữu;

  • Sau khi lập văn bản phân chia, bên có quyền thực hiện đăng ký sang tên tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

  • Nếu đề nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền công nhận thỏa thuận phân chia tài sản thì thực hiện theo trình tự, thủ tục của Bộ luật tố tụng Dân sự 2015;

  • Trường hợp chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài mà có tranh chấp thì các bên có quyền thực hiện:

    • Tự thương lượng, hòa giải, thỏa thuận để thực hiện phân chia;

    • Nếu thỏa thuận được thì thực hiện như trường hợp 1;

    • Nếu không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện tới tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết;

  • Lúc này, việc giải quyết chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo các bước cơ bản như sau:

    • Bước 1: Nộp đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản ly hôn cùng tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện

    • Bước 2: Chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn chia tài sản

    • Bước 3: Đưa vụ án ra xét xử

  • Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ án là tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi nguyên đơn cư trú

Lưu ý, nếu tài sản ở nước ngoài thì việc phân chia tài sản phải được thực hiện theo pháp luật nước ngoài và vợ chồng cần liên hệ với cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật nước ngoài để được giải quyết.

Như vậy, thủ tục phân chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài có thể do các bên tự lựa chọn hoặc do cơ quan có thẩm quyền hoặc Tòa án nhân dân giải quyết.

Thủ tục phân chia tài sản khi ly hôn phụ thuộc vào loại tài sản, căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản là theo pháp luật Việt Nam hoặc nước ngoài, nhu cầu của các bên và có hoặc không có tranh chấp phát sinh trong quá trình phân chia.

Cách chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoàiCách chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài

Cách chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài ra sao?

Căn cứ Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, chia tài sản có yếu tố nước ngoài khi ly hôn được thực hiện theo một trong những cách sau:

  • Theo chế độ tài sản của vợ chồng do các bên thỏa thuận: Thể hiện dưới hình thức văn bản thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng được lập, ký kết có công chứng, chứng thực trước thời điểm các bên đăng ký kết hôn;

    • Nếu không có chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc phân chia được tiến hành theo nhu cầu và sự thỏa thuận của các bên;

  • Trường hợp không tự thỏa thuận được hoặc không có chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết;

  • Chúng tôi cần nhấn mạnh rằng, nếu tài sản được tạo dựng hoặc có liên quan đến quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài thì việc phân chia phải được thực hiện theo pháp luật của nước đó;

Như vậy, cách chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo chế độ tài sản được lập thành văn bản thỏa thuận trước khi các bên đăng ký kết hôn hoặc do các bên tự thỏa thuận khi phát sinh việc chia tài sản hoặc theo quyết định/bản án của tòa án.

Tùy thuộc nhu cầu của các bên, các loại tài sản phân chia cũng như nhu cầu của các bên mà cách thức phân chia có sự khác biệt.

Các bên có quyền lựa chọn một trong những cách thức chia tài sản khi ly hôn như chúng tôi đã liệt kê ở trên.

Chi phí chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoàiChi phí chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài 

Chi phí ly hôn có yếu tố nước ngoài là bao nhiêu?

Chi phí ly hôn có yếu tố nước ngoài phụ thuộc vào hình thức ly hôn của vợ chồng.

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định, ly hôn có thể được thực hiện bằng hình thức ly hôn đơn phương hoặc ly hôn thuận tình.

Căn cứ Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 chi phí ly hôn có yếu tố nước ngoài gồm:

  • Án phí ly hôn (áp dụng khi ly hôn đơn phương) hoặc lệ phí ly hôn (áp dụng khi ly hôn thuận tình);

  • Lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài (nếu có);

  • Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án (nếu có);

Cụ thể, mức phí ly hôn có yếu tố nước ngoài khi xét xử sơ thẩm được tính toán, quy định như sau:

Loại chi phí

Mức phí cụ thể

Án phí ly hôn (áp dụng khi ly hôn đơn phương)

  • Không có giá ngạch: 300.000 đồng;

  • Có giá ngạch: Tùy thuộc giá trị tài sản tranh chấp;

Lệ phí ly hôn (áp dụng khi ly hôn thuận tình)

300.000 đồng/vụ việc

Lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài (nếu có)

200.000 đồng

Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án (nếu có)

1.500 đồng/1 trang A4

Nếu tài sản được chia khi ly hôn, việc ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài thì chi phí ly hôn được tuân thủ theo quy định của nước đó

Như vậy, khi thực hiện chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài, các bên có quyền lựa chọn tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.

Án phí, chi phí giải quyết ly hôn tại tòa án nhân dân được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết 326/2014/UBTVQH14.

Trên đây là giải đáp về chia tài sản ly hôn có yếu tố nước ngoài, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X