Cho mượn nhà để đánh bạc có vi phạm pháp luật không? Hành vi này bị xử lý hành chính với mức bao nhiêu? Có bị xử lý hình sự không? Cùng chúng tôi giải đáp thông tin trong bài viết sau.
Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi có nghe nhiều người nói hành vi cho mượn nhà để đánh bạc cũng là vi phạm pháp luật.
Xin hỏi, mức xử phạt hành chính đối với hành vi này là bao nhiêu tiền?
Hành vi này có bị xử lý hình sự không?
Cho mượn nhà để đánh bạc bị xử phạt hành chính thế nào?
Chào bạn, việc cho mượn nhà để đánh bạc trái phép là hành vi vi phạm pháp luật.
Tùy thuộc mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Trường hợp bị xử lý hành chính, người vi phạm phải chịu mức phạt lên đến 10 triệu đồng và bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung.
Cụ thể, điểm b khoản 4 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định hành vi dùng nhà, chỗ ở của mình để làm địa điểm, chứa chấp việc đánh bạc bị xử phạt như sau:
Điều 28. Hành vi đánh bạc trái phép
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:
…
b) Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;
…
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này;
…
Theo quy định trên, suy ra:
Hành vi cho phép người khác sử dụng nhà ở của mình để đánh bạc cũng là hành vi đánh bạc trái phép và bị xử phạt từ 5 triệu - 10 triệu. Mức phạt này trong trường hợp thông thường là 7,5 triệu;
Trường hợp người vi phạm có nhiều tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì mức phạt này tương ứng là 5 triệu hoặc 10 triệu;
Người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;
Như vậy, hành vi cho mượn nhà để đánh bạc có thể bị xử phạt hành chính tối đa 10 triệu theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Trong trường hợp bị xử lý hình sự thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm với tội tổ chức đánh bạc quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 như chúng tôi trình bày ở phần dưới đây.
Cho mượn địa điểm để đánh bạc có phạm tội không?
Cho mượn nhà để đánh bạc/cho mượn địa điểm thuộc quyền quản lý, sử dụng, chiếm hữu hợp pháp của mình để cho người khác đánh bạc có thể bị xử lý hình sự về tội tổ chức đánh bạc tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Theo đó, hành vi cho mượn nhà, địa điểm cho người khác đánh bạc cấu thành tội phạm này nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:
Sử dụng địa điểm thuộc quyền quản lý/hoặc sở hữu của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên cùng 1 lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng để đánh bạc trị giá 5 triệu đồng trở lên/hoặc cho 2 chiếu bạc trở lên trong cùng 1 lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng để đánh bạc trị giá 5 triệu đồng trở lên;
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi đánh bạc trái phép tại Điều 321 Bộ luật Hình sự/hoặc đã bị kết án về tội tổ chức đánh bạc hoặc tội đánh bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
Cụ thể mức phạt, mô tả tội phạm này như sau:
Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;
d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Cho mượn nhà để đánh bạc có thể bị xử lý hình sự về tội tổ chức đánh bạc
Từ căn cứ trên, suy ra, hình phạt áp dụng đối với người phạm tội tổ chức đánh bạc với hành vi sử dụng nhà, địa điểm do mình sở hữu, quản lý cho người khác đánh bạc như sau:
Khung hình phạt | Mức phạt | Trường hợp phạm tội |
Khung cơ bản |
| Có cấu thành tội phạm cơ bản:
|
Khung tăng nặng trách nhiệm hình sự | Phạt tù từ 5 năm - 10 năm |
|
Hình phạt bổ sung |
| Có thể áp dụng với tội phạm bị truy cứu ở mọi khung |
Kết luận: Người có hành vi cho mượn nhà để đánh bạc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội tổ chức đánh bạc.
Mức phạt áp dụng trong trường hợp cơ bản là phạt tiền đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù đến 5 năm, trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự thì mức phạt tù tối đa là 10 năm.
Trên đây giải đáp về cho mượn nhà để đánh bạc, nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.