Hiện nay, chó nghiệp vụ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động điều tra tội phạm hay tìm kiếm cứu nạn. Chó nghiệp vụ là gì? Quân hàm của chó nghiệp vụ Việt Nam như thế nào?
Chó nghiệp vụ là gì?
Chó nghiệp vụ là những chú chó được tuyển chọn, huấn luyện đặc biệt nhằm tham gia thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu hộ cứu nạn,... cùng với lực lượng công an, quân đội.
Những chú chó được lựa chọn huấn luyện làm chó nghiệp vụ thường phải đảm bảo được thể lực, chiều cao, cân nặng, thần kinh ổn định. Chúng sẽ phải trải qua các bài huấn luyện nghiêm khắc, ghi nhớ được các ký hiệu, hành động, mệnh lệnh của người huấn luyện, có tính kỷ luật, đảm bảo các yêu cầu kỹ năng phục kích, xác định được nguồn hơi hay cắn bắt đối tượng.
Hiện nay, chó nghiệp vụ tại Việt Nam thường được tham gia các chuyên án về ma túy, hàng giả hàng lậu; các vụ cứu hộ cứu nạn khi có thiên tai xảy ra; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thân chủ; thực hiện hoạt động kiểm tra an ninh,...
Chó nghiệp vụ cũng làm việc theo giờ giấc cố định, ngoài ra luôn sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ nguy cấp. Ngoài thời gian đó, chúng sẽ được ăn theo chế độ, nghỉ ngơi và tham gia huấn luyện để đảm bảo thể lực, kỹ năng, độ dèo dai, bền bỉ và tính chính xác khi làm nhiệm vụ.
Quân hàm của chó nghiệp vụ Việt Nam
Hiện nay, pháp luật hiện hành chưa có quy định về việc phong quân hàm cho chó nghiệp vụ Việt Nam. Những chú chó nghiệp vụ được xem là vũ khí nhóm 1, là phương tiện chiến đấu, luôn sát cánh cùng các chiến sĩ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được cấp trên giao phó. Chúng sẽ được các chế độ ăn uống, chăm sóc và huấn luyện để đảm bảo tốt sức khỏe, thể lực thể hình để luôn sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ.
Định mức tiền ăn của chó nghiệp vụ Bộ Quốc phòng
Căn cứ Thông tư 115/2020/TT-BQP thì định mức tiền ăn của chó nghiệp vụ được phân theo các mức khác nhau tùy thuộc vào đối tượng, cụ thể như sau:
* Tiền ăn thường xuyên
- Mức 1: 88.000 VNĐ/con/ngày
Chó giống được nhập ở nước ngoài về Việt Nam trong thời gian kể từ ngày đầu đến tháng thứ 24:
- Mức 2: 75.000 VNĐ/con/ngày
+ Chó được nhập từ nước ngoài về Việt Nam kể từ tháng thứ 25 trở đi;
+ Chó giống;
+ Chó được đưa vào huấn luyện chính khóa tại trường.
- Mức 3: 67.000 VNĐ/con/ngày
Chó sau khi đã huấn luyện tại trường và có quyết định điều động đưa về các cơ quan/đơn vị làm nhiệm vụ chiến đấu và công tác.
- Mức 4: 56.000 VNĐ/con/ngày
Áp dụng với: Chó con mới được nhập từ nước ngoài về Việt Nam và chó con do chó mẹ nhập từ nước ngoài về Việt Nam sinh sản lứa đầu tiên và lứa thứ 2, kể từ ngày 15 đến trước 120 ngày (4 tháng) để đưa chúng vào huấn luyện chính khóa.
- Mức 5: 35.000 VNĐ/con/ngày
Áp dụng với: Chó con, chó con do chó mẹ nhập từ nước ngoài vào Việt Nam sinh sản lứa thứ 3 trở đi từ ngày 15 đến trước ngày thứ 120 (04 tháng) để đưa chúng vào huấn luyện chính khóa.
* Tiền ăn thêm
- Mức 1: 29.000 VNĐ/con/ngày
+ Chó đang trong thời gian huấn luyện tại trường mà bị ốm đau, hoặc chó cái giống bị sảy thai (thời gian bồi dưỡng từ 3 đến 15 ngày);
+ Chó đực phối giống: ăn thêm được áp dụng trước và sau khi phối giống 10 ngày;
+ Chó cái giống có thai: ăn thêm khi mang thai từ tháng thứ 2 trở đi cho đến sau khi sinh đẻ 60 ngày.
- Mức 2: 19.000 VNĐ/con/ngày
+ Chó nghiệp vụ khi bị ốm đau (thời gian bồi dưỡng từ 3 đến 15 ngày);
+ Chó nghiệp vụ trong thời gian trực tiếp thực hiện, tham gia các nhiệm vụ chiến đấu, truy lùng theo sự phân công, sắp xếp của chỉ huy.
- Mức 3: 11.000 VNĐ/con/ngày
Chó con tuổi từ 4 - 6 tháng tham gia huấn luyện các khoa mục đầu tiên được thưởng hiện vật để tập phản xạ.
Ngoài ra, tại phụ lục của Thông tư này còn quy định cụ thể về tiêu chuẩn, định lượng ăn (tính theo gam) các chất dinh dưỡng cho chó nghiệp vụ nhằm đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe, thể lực của chúng.
Giải đáp liên quan đến chó nghiệp vụ
Chó nghiệp vụ là giống chó gì?
Không thể phủ nhận được sự đóng góp, vai trò vô cùng quan trọng của chó nghiệp vụ trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, phòng chống tội phạm, tìm kiếm cứu nạn,... Việc tuyển chọn, huấn luyện ban đầu cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc thực hiện nhiệm vụ sau này của các chú chó nghiệp vụ. Vì vậy, ưu tiên lựa chọn những giống chó thông minh, có thể lực tốt.
Hiện nay, lực lượng công an, quân đội nước ta đang sử dụng giống cho Bergie, cụ thể là Bergia Đức và Bergie Bỉ trong chiến đấu. Giống chó này được ưu tiên lựa chọn bởi sự trung thành, kỷ luật cao, đồng thời chúng rất thông minh, liều lĩnh và khứu giác rất nhạy bén. Những bản tính này rất phù hợp để huấn luyện chúng thành những cảnh khuyển sẵn sàng chiến đấu.
Ngoài ra, giống chó Rottweiler cũng được lựa chọn để huấn luyện sử dụng cho mục đích canh gác, bảo vệ mục tiêu bởi ngoại hình lớn, đồ sộ của chúng.
Bên cạnh đó, giống Labrador cũng được lựa chọn để huấn luyện trở thành chó nghiệp vụ. Chúng thường được sử dụng trong các nhiệm vụ đánh hơi. Khả năng đánh hơi của giống chó Labrador này chỉ tương đương với Bergie nhưng chúng có bản tính thích sục sạo, thích đào bới nhiều hơn giống Bergie nên rất phù hợp tham gia nhiệm vụ tìm ma túy, thuốc nổ, tìm kiếm cứu nạn,..
Chó nghiệp vụ giá bao nhiêu?
Việc xác định mức giá cụ thể đối với chó nghiệp vụ hiện nay chưa có quy định cụ thể. Bởi lẽ để tính được giá của một chú chó nghiệp vụ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giống chó, độ tuổi, độ thông tin, thể lực, khả năng đánh hơi,... mà điều này chỉ có những người huấn luyện viên mới có thể đánh giá được.
Trên đây là quy định pháp luật về mội dung “Chó nghiệp vụ là gì? Quân hàm của chó nghiệp vụ Việt Nam như thế nào?”. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề pháp luật, xin hãy liên hệ tổng đài 1900.6199 để được tư vấn.