hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 27/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Chồng đánh vợ có đi tù không? [Quy định hiện hành]

Chồng đánh vợ là điều tối kị trong quan hệ hôn nhân, gia đình. Vậy chồng đánh vợ có đi tù không? Quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này ra sao?

Mục lục bài viết
  • Chồng đánh vợ có phải là hành vi bạo lực gia đình không?
  • Chồng đánh vợ có đi tù không? Bị phạt tù mấy năm?
  • Trường hợp nào chồng đánh vợ không phải đi tù? 

Chồng đánh vợ có phải là hành vi bạo lực gia đình không?

Chồng đánh vợ có phải là hành vi bạo lực gia đình không?

Chồng đánh vợ có phải là hành vi bạo lực gia đình không?

Quan hệ hôn nhân và gia đình là quan hệ được pháp luật tôn trọng, bảo vệ và được điều chỉnh theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành thì bạo lực gia đình là hành vi bị nghiêm cấm tuyệt đối trong quan hệ hôn nhân và gia đình. 

Vậy chồng đánh vợ có phải là hành vi bạo lực gia đình hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 thì hành vi bạo lực gia đình được xác định bao gồm các hành vi cụ thể sau:

  • Hành vi hành hạ, đánh đập, ngược đãi, đe doạ hoặc có hành vi khác nhằm cố ý làm hại về mặt sức khoẻ và tính mạng của người khác trong gia đình;

  • Hành vi lăng mạ, chì chiết hoặc những hành vi khác nhằm xâm phạm đến tinh thần, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trong gia đình;

  • Hành vi cưỡng ép người khác trong gia đình chứng kiến cảnh bạo lực đối với người và vật để gây sức ép, sự áp lực thường xuyên về sức khoẻ tâm lý của người đó;

  • Hành vu bỏ mặc, không quan tâm- nuôi dưỡng và chăm sóc người trong gia đình là các đối tượng đặc biệt như: trẻ em, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang trong thời gian nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi,...;

  • Hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục trái với ý muốn của vợ hoặc chồng;

  • Hành vi cưỡng ép thành viên trong gia đình mang thai hoặc phá thai hoặc phá thai nhằm lựa chọn giới tính thai nhi,...

Như vậy, hành vi bạo lực gia đình được quy định rộng rãi, bao gồm nhiều hành vi xâm hại đến đời sống tinh thần, sức khoẻ, tính mạng và cả danh dự nhân phẩm của những thành viên khác trong gia đình. 

Trong đó, hành vi của chồng đánh đập vợ được xem là một trong những hành vi bạo lực gia đình nêu trên. 

Bởi hành vi này xâm phạm trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng của người vợ trong đời sống hôn nhân và gia đình. 

Bên cạnh đó, nếu hành vi này tiếp diễn nhiều lần, liên tục thì không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của người vợ mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tâm lý của vợ và khó có thể chữa lành.

Chồng đánh vợ có đi tù không? Bị phạt tù mấy năm?

Chồng đánh vợ có đi tù không?

Chồng đánh vợ có đi tù không?

“Chồng đánh vợ có đi tù không?” là một câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Trên thực tế, hành vi bạo lực gia đình này diễn ra rất phổ biến nhưng chúng ta thường ít thấy các tin tức đưa tin về việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chồng có hành vi đánh đập vợ. 

Vậy pháp luật có quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi nay không? Nếu có thì người chồng bị phạt tù mấy năm?

Về bản chất, pháp luật của Việt Nam luôn đề cao tính công bằng và nhân văn. Khi xảy ra một hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm con người thì pháp luật Việt Nam luôn cân nhắc xem hành vi đó có mức độ thế nào, xâm phạm gây hậu quả ra sao,... để đưa ra mức xử phạt thích đáng. 

Do đó, nếu chồng có hành vi đánh vợ nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. 

Tuy nhiên, nếu hành vi đó gây ra hậu quả nghiêm trọng với tính chất, mức độ phức tạp thì người chồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình theo quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

Theo quy định tại Điều 185 nêu trên thì chồng đánh vợ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung sau:

  • Khung 1: Phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Thường xuyên có hành vi bạo lực làm cho nan nhân bị đau đớn về thể xác và tinh thần;

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi bạo lực gia đình nhưng vẫn tiếp tục vi phạm.

  • Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đánh vợ khi vợ đang mang thai;

  • Đánh vợ khi vợ là người bị khuyết tật nặng, bị khuyết tật đặc biệt nặng hoặc đang bị mắc bệnh hiểm nghèo.

Như vậy, khi chồng đánh vợ thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành. 

Theo đó, chồng có hành vi bạo lực gia đình đối với vợ có thể bị phạt tù cao nhất lên đến 05 năm. 

Bên cạnh đó, nếu hành vi đánh đập vợ của người chồng gây thương tích lớn cho vợ thì người chồng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự hiện hành.

Trường hợp nào chồng đánh vợ không phải đi tù? 

Trường hợp nào chồng đánh vợ không phải đi tù?

Trường hợp nào chồng đánh vợ không phải đi tù?

Như đã phân tích trên thì không phải mọi trường hợp chồng đánh vợ đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù theo quy định của Bộ luật hình sự.

 Nếu hành vi đánh vợ của người chồng gây ra hậu quả và thiệt hại không quá nghiêm trọng, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 52 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP. Theo quy định này thì chồng đánh vợ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền khi thực hiện một trong các hành vi sau:

  • Phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với người có hành vi đánh đập, gây thương tích cho thành viên khác trong gia đình;

  • Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với người có các hành vi:

  • Sử dụng thêm các công cụ, phương tiện cũng như vật dụng khác để thực hiện hành vi gây thương tích cho thành viên khác trong gia đình;

  • Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu để điều trị khi nạn nhân cần phải đi cấp cứu khẩn cấp hoặc không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc nạn nhân trong thời gian đang phải điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình gây nên (chỉ trừ trường hợp nạn nhân từ chối người chăm sóc).

Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền nêu trên thì người thực hiện hành vi bạo lực gia đình còn phải thực hiện thêm các biện pháp khắc phục hậu quả như: công khai xin lỗi nạn nhân, chi trả chi phí chữa bệnh cho nạn nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP.

Có thể bạn quan tâm

X