hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 29/10/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Chưa chuyển từ CMND sang CCCD gắn chip, lưu ý những điều gì?

Do thời hạn sử dụng của Chứng minh nhân dân (CMND) và thẻ Căn cước công dân (CCCD) mã vạch còn dài và nhiều người chưa có ý định đổi sang CCCD gắn chip. Vậy nếu đang sử dụng hai loại giấy tờ này cần lưu ý điều gì?

Mục lục bài viết
  • 1. Về thời hạn sử dụng của CMND/CCCD mã vạch
  • 2. Trường hợp bắt buộc đổi từ CMND/CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip
  • 3. CMND/CCCD mã vạch còn hạn có thể đổi sang CCCD gắn chip?
  • 4. Thuộc trường hợp phải đổi sang CCCD gắn chip nhưng không đổi có bị phạt?
  • 5. Thời điểm CMND chính thức bị khai tử 
Câu hỏi: Hiện nay, tôi vẫn đang sử dụng Chứng minh nhân dân. Theo thời hạn thì còn 3 năm nữa mới hết thời hạn sử dụng. Tôi cũng định khi CMND hết hạn, tôi mới chuyển sang CCCD gắn chip vì ngại thay đổi giấy tờ. Cho tôi hỏi, nếu vẫn dùng CMND thì có điều gì phải lưu ý hay không? Xin cảm ơn HieuLuat!

Chào bạn, không hiếm người như bạn hiện vẫn sử dụng Chứng minh dân dân làm giấy tờ tùy thân cho đến khi loại giấy này hết thời hạn sử dụng. Việc sử dụng CMND cũng có những điều cần lưu ý, HieuLuat gửi đến bạn những thông tin tham khảo như dưới đây:

1. Về thời hạn sử dụng của CMND/CCCD mã vạch

Khoản 1 Điều 21 Luật CCCD 2014 quy định, thẻ CCCD phải được

Công dân phải đổi thẻ CCCD khi công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi – đó là quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật CCCD 2014.

Tuy nhiên, nếu thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Cụ thể về thời hạn của thẻ CCCD như sau:

Thời gian cấp thẻ

Thời gian hết hạn

Từ thời điểm tròn 14 tuổi đến trước 23 tuổi

                          Khi công dân tròn 25 tuổi

Từ thời điểm tròn 23 tuổi đến trước 38 tuổi

Khi công dân tròn 40 tuổi

Từ thời điểm tròn 38 tuổi đến trước 58 tuổi

Khi công dân tròn 60 tuổi

Từ thời điểm tròn 58 tuổi trở đi

Sử dụng đến khi công dân qua đời (trừ trường hợp CCCD hư hỏng hoặc bị mất)

2. Trường hợp bắt buộc đổi từ CMND/CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip

chua chuyen tu cmnd sang cccd gan chip

Theo quy định có tổng 14 trường hợp bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip như dưới đây:

STT

Trường hợp người sử dụng CCCD mã vạch phải đổi sang thẻ CCCD gắn chip

(Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014)

Trường hợp phải đổi từ CMND sang CCCD gắn chip

(Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP)

1

Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

CMND hết thời hạn sử dụng sau 15 năm kể từ ngày cấp (Mục 2 Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA).

2

Khi thẻ Căn cước của công dân bị hư hỏng không sử dụng được

CMND hư hỏng không sử dụng được

3

Khi công dân có sự thay đổi về họ, chữ đệm, tên

Có sự thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh.

4

Khi công dân thay đổi đặc điểm nhận dạng

Có sự thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

5

Khi công dân xác định lại giới tính, quê quán

Công dân thay đổi đặc điểm nhận dạng.

6

Khi Căn cước công dân có sai sót về thông tin

Công dân bị mất CMND

7

Khi công dân bị mất thẻ Căn cước

 

8

Khi công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam

 

3. CMND/CCCD mã vạch còn hạn có thể đổi sang CCCD gắn chip?

Theo điểm e khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân thì nếu người dân có yêu cầu, cơ quan Công an có thẩm quyền sẽ tiếp nhận thông tin để làm thủ tục cấp CCCD gắn chip.

Do vậy, mặc dù CMND hay CCCD mã vạch cũ vẫn còn hạn, người dân có thể được đổi sang Căn cước công dân gắn chip.

Vì thủ tục này là không bắt buộc nên hiện tại vẫn có nhiều người sử dụng CMND hay Căn cước mã vạch làm giấy tờ tùy thân. CCCD gắn chip bởi những ưu điểm vượt trội nên người dân vẫn được khuyến khích nên sớm đổi sang loại thẻ này.

Việc làm Căn cước gắn chip hiện có thể sẽ mất nhiều thời gian chờ đợi.

4. Thuộc trường hợp phải đổi sang CCCD gắn chip nhưng không đổi có bị phạt?

Nếu thuộc một trong những trường hợp cần đổi sang CCCD gắn chip ở mục 2 nhưng người dân không đổi thì có thể bị phạt vì không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng nếu người vi phạm không xuất trình Giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền (khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

Nếu không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cũng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

Với hành vi không nộp lại CMND/CCCD cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại CMND/CCCD cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc… cũng bị áp dụng mức phạt này.

chua chuyen tu cmnd sang cccd gan chip

5. Thời điểm CMND chính thức bị khai tử 

Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 170/2007/NĐ-CP quy định CMND có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp (bao gồm cả loại CMND 9 số hay 12 số).

Từ ngày 1/1/2021, khi Bộ Công an triển khai cấp CCCD gắn chip thay cho CMND, CCCD mã vạch. Như vậy, những ai cấp CMND từ cuối năm 2020 được tiếp tục sử dụng đến hết năm 2035. Từ năm 2036, CMND chính thức bị "khai tử" và việc sử dụng CMND sau thời điểm này là bị cấm .

Như vậy, từ năm 2036, nếu công dân vẫn chưa đổi sang CCCD gắn chip mới sẽ bị phạt.

Trên đây là giải đáp về vấn đề chưa chuyển từ CMND sang CCCD gắn chip. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X