Chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt đều là những hành vi được quy định tại Bộ luật Hình sự. Vậy giữa chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt khác nhau thế nào?
Chào bạn, câu hỏi của bạn chúng tôi xin được thông tin như sau:
Chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt khác nhau thế nào?
Giống nhau
- Đều thuộc trường hợp của tội phạm chưa hoàn thành
- Hành vi bị dừng lại do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của chủ thể thực hiện hành vi.
Khác nhau
Tiêu chí phân biệt | Chuẩn bị phạm tội | Phạm tội chưa đạt |
Cơ sở pháp lý | Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015 | Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 |
Khái niệm | - Là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm. Trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109 BLHS), Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (điểm a khoản 2 Điều 113) hoặc Tội khủng bố (điểm a khoản 2 Điều 299) | - Là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. |
Hành vi | - Người có ý định phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi: + Chuẩn bị kế hoạch, phương tiện, công cụ, điều kiện khác để phạm tội; + Tìm người cùng phạm tội, thành lập nhóm tội phạm hoặc tham gia nhóm tội phạm. - Chưa thực hiện hành vi phạm tội trong các tội phạm được mô tả của Bộ luật Hình sự. - Nguyên nhân chưa thực hiện hành vi phạm tội không phải do ý chí của người phạm tội mà là do yếu tố khách quan chứ Ví dụ: Chuẩn bị dụng cụ, lên kế hoạch theo dõi để vào nhà người khác trộm cắp tài sản nhưng bị phát hiện. | - Người phạm tội bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm hoặc hành vi liền trước hành vi khách quan nhưng dừng lại khi chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. + Nguyên nhân dừng lại hành vi phạm tội là do ngoài ý muốn của người phạm tội mặc dù người phạm tội vẫn muốn phạm tội đến cùng. - Phạm tội chưa đạt được chia làm 02 dạng: + Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: Vì những nguyên nhân khách quan mà người phạm tội chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm, do đó, hậu quả của tội phạm đã không xảy ra. + Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: Người phạm tội đã thực hiện được hết những hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả, nhưng hậu quả đã không xảy ra do nguyên nhân ngoài ý muốn. |
Hậu quả pháp lý | Người chuẩn bị phạm tội chịu trách nhiệm hình sự đối với một số tội như: - Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108) - Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109) - Tội gián điệp (Điều 110) - Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111) - Tội bạo loạn (Điều 112) - Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113) - Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114) - Tội giết người (Điều 123) - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134) … | Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. |
Ví dụ về chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt
Ví dụ về chuẩn bị phạm tội
Vì có mâu thuẫn, ông A có ý định đầu độc giết ông B. Ông A đã lên các kế hoạch đi mua độc, bỏ thuốc vào nước cho ông B uống ra sao, tạo bằng chứng ngoại phạm thế nào… Sau đó ông B hẹn đến nhà ông B để nói chuyện. Tuy nhiên trên đường đi, ông A vi phạm giao thông, bị công an bắt giữ, phát hiện trong người có thuốc độc, ông B khai báo kế hoạch của mình cho cơ quan công an.
Trường hợp của ông A thuộc hành vi chuẩn bị phạm tội “Giết người” theo Điều 123 Bộ Luật Hình sự.
Ngoài ra các hành vi như: chuẩn bị xe máy để đi cướp giật, chuẩn bị xăng để đốt nhà, chuẩn bị thuốc mê để chiếm đoạt tài sản của họ, chuẩn bị giấy tờ giả mạo để lừa đảo…cũng được xem là hành vi chuẩn bị phạm tội.
Ví dụ phạm tội chưa đạt
- Người có hành vi đầu độc người khác bằng thuốc ngủ nhưng thuốc ngủ giả nên người bị đầu đầu không chết
- Người phạm tội hiếp dâm mới thực hiện được hành vi dùng vũ lực mà chưa thực hiện được hành vi giao cấu thì bị phát hiện, bắt giữ
- Người phạm tội mới giương súng để bắn người khác mà chưa kịp bóp cò thì đã bị bắt giữ.
- Đưa hối lộ nhầm cho kẻ khác.
Trên đây là thông tin về sự khác nhau giữa chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Nếu còn vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.