hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 08/03/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Chứng cứ là gì trong tố tụng dân sự? Nguyên tắc xác định chứng cứ

Chứng cứ là một trong những yếu tố quan trọng đến xử lý một án dân sự. Chứng cứ có thể để từ nhiều nguồn như ghi âm, tin nhắn, lời khai,... Vậy hiểu chứng cứ là gì trong tố tụng dân sự? Nguyên tắc xác định chứng cứ là gì?

Mục lục bài viết
  • Chứng cứ là gì trong tố tụng dân sự?
  • Chứng cứ trong tố tụng dân sự được thu thập từ các nguồn nào?
  • Nguyên tắc xác định chứng cứ
Câu hỏi: Tôi và hàng xóm có mâu thuẫn, vì thế lúc đêm đến người hàng xóm này lại đến trước cửa nhà tôi để tạt nước bẩn và đập phá chậu cây, sự việc này đã được camera nhà tôi ghi lại vì thế tôi muốn lấy đây là chứng cứ để nhờ Tòa án giải quyết. Vậy quy định hiện nay về chứng cứ là gì? Nguyên tắc xác định chứng cứ ra sao?

Chứng cứ là gì trong tố tụng dân sự?

Chứng cứ là gì trong tố tụng dân sự?Chứng cứ là gì trong tố tụng dân sự?

Căn cứ vào Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì

“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”

Như vậy, có thể hiểu chứng cứ :

- Là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng dân sự quy định.

- Được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Chứng cứ trong tố tụng dân sự được thu thập từ các nguồn nào?

Chứng cứ có vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết một vụ việc, vụ án trong tố tụng dân sự. Theo quy định hiện nay thì chứng cứ có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau dựa trên quy định tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thi chứng cứ sẽ được thu thập từ các nguồn sau đây:

  • Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

  • Vật chứng.

  • Lời khai của đương sự.

  • Lời khai của người làm chứng.

  • Kết luận giám định.

  • Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

  • Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

  • Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

  • Văn bản công chứng, chứng thực.

  • Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Nguyên tắc xác định chứng cứ

Nguyên tắc xác định chứng cứNguyên tắc xác định chứng cứ

Cụ thể tại Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, việc xác định chứng cứ trong vụ việc dân sự được quy định như sau:

  • Tài liệu đọc được nội dung: Được xem  là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

  • Tài liệu nghe được, nhìn được: Được xem là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

  • Thông điệp dữ liệu điện tử: Được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

  • Vật chứng: là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

  • Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng: Được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.

  • Kết luận giám định: Được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

  • Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ: Được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

  • Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản: Được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

  • Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ: Được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

  • Văn bản công chứng, chứng thực: Được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

  • Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.

Theo đó, việc áp dụng nguyên tắc xác định nhằm đảm bảo được tính đúng đắn, khách quan và hợp pháp khi áp dụng chứng cứ để giải quyết một vụ việc, vụ án dân sự trong tố tụng dân sự.

Trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ sẽ có rất nhiều chứng cứ khác nhau, tuy nhiên không phải chứng cứ nào cũng phù hợp hoặc chính xác, vì thế cần áp dụng các nguyên tắc trên để xác định.

Trên đây là thông tin về Chứng cứ là gì trong tố tụng dân sự? Nguyên tắc xác định chứng cứ. 

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  1900.6199 để hỗ trợ, giải đáp

Có thể bạn quan tâm

X