hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 01/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Chuyển ngạch công chức là gì? Thủ tục chuyển ngạch công chức

Chuyển ngạch công chức là một trong những hoạt động điều chuyển công chức trong hệ thống cơ quan Nhà nước. Vậy chuyển ngạch công chức là gì? Hồ sơ, trình tự thủ tục chuyển ngạch công chức được thực hiện thế nào?

 
Mục lục bài viết
  • Chuyển ngạch công chức là gì?
  • Khi nào cần thực hiện chuyển ngạch công chức?
  • Văn bản hướng dẫn chuyển ngạch công chức hiện nay
  • Hồ sơ chuyển ngạch công chức gồm những gì?
  • Trình tự, thủ tục chuyển ngạch công chức
Câu hỏi: Tôi chưa hiểu lắm về chuyển ngạch công chức, hồ sơ chuyển ngạch thế nào và thủ tục ra sao? Mong HieuLuat cho tôi thông tin, tôi xin cảm ơn!

Chuyển ngạch công chức là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, thì chuyển ngạch công chức được quy định là hoạt động chuyển công chức đang giữ ngạch và thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ của ngành nghề, lĩnh vực này sang giữ ngạch và thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ của ngành nghề khác nhưng lại có cùng thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ.

Như vậy, có thể hiểu việc chuyển ngạch công chức là việc chuyển ngang ngạch công chức sang ngành chuyên môn khác nhưng không thay đổi về thứ bậc chuyên môn, nghiệp vụ. 

Chuyển ngạch công chức khác hoàn toàn so với thi nâng ngạch công chức. Chuyển ngạch là chuyển ngang, giữ nguyên ngạch còn nâng ngạch là nâng lên ngạch công chức cao hơn, chẳng hạn như nâng từ hạng B lên hạng A. 

Đây là hai thuật ngữ thường được sử dụng trong hệ thống quy định về “ngạch công chức” nên cần được hiểu và phân biệt rõ ràng để tránh nhầm lẫn.

nhiều người chưa hiểu chuyển ngạch công chức là gì

Khi nào cần thực hiện chuyển ngạch công chức?

Tại Điều 29 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, việc chuyển ngạch công chức được thực hiện khi:

  • Công chức có sự thay đổi về vị trí việc làm mà mã ngạch công chức hiện tại mà người đó đang giữ không phù hợp với yêu cầu về ngạch công chức;

  • Theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan quản lý và sử dụng công chức căn cứ vào Điều 43 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Cụ thể căn cứ vào các yếu tố sau:

  • Công chức chuyển ngạch sang ngạch có chuyên môn khác nhưng vẫn cùng thứ bậc về kinh nghiệm, chuyên môn;

  • Công chức được người đứng đầu đề nghị chuyển ngạch phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch được chuyển đến; đảm bảo phù hợp với vai trò, nhiệm vụ được giao;

  • Công chức chuyển ngạch khi được giao nhiệm vụ, công việc không phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đang giữ.

Lưu ý: khi thực hiện việc chuyển ngạch công chức thì không được đồng thời thực hiện ngân ngạch và nâng lương đối với công chức chuyển ngạch.

Văn bản hướng dẫn chuyển ngạch công chức hiện nay

Trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam hiện nay, chưa có văn bản nào quy định và hướng dẫn riêng về việc chuyển ngạch công chức. Theo đó, việc chuyển ngạch công chức được hướng dẫn rải rác ở các văn bản, có thể kể đến một số văn bản sau:

Trên đây là những văn bản hướng dẫn tiêu biểu đang được áp dụng hiện hành để các cơ quan quản lý công chức có thẩm quyền thực hiện hoạt động chuyển ngạch công chức.

Hồ sơ chuyển ngạch công chức gồm những gì?

Khi có đủ căn cứ, điều kiện để thực hiện chuyển ngạch công chức đối với công chức thì công chức thuộc diện chuyển ngạch công chức phối hợp cùng cơ quan quản lý và sử dụng công chức chuẩn bị hồ sơ chuyển ngạch công chức. Theo đó, hồ sơ chuyển ngạch công chức bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

  • Công văn của cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng công chức đề nghị chuyển ngạch công chức;

  • Quyết định bổ nhiệm công chức làm việc ở vị trí công việc mới theo yêu cầu của ngạch công chức được chuyển;

  • Các Quyết định xếp lương trong quá trình công tác của công chức;

  • Các văn bằng, chứng chỉ chứng minh chuyên môn, năng lực theo yêu cầu của vị trí chuyển ngạch.

Trình tự, thủ tục chuyển ngạch công chức

Thủ tục chuyển ngạch công chức

Thủ tục chuyển ngạch công chức

Việc chuyển ngạch công chức được thực hiện theo trình tự, thủ tục các bước sau:

  • Bước 1: Công chức và cơ quan quản lý chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ đầy đủ các giấy tờ, tài liệu được nêu ở mục trên;

  • Bước 2: Nộp hồ sơ chuyển ngạch công chức tại Bộ phận một cửa- tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ nơi công chức làm việc. Lưu ý: Ở một số địa phương hiện nay đã triển khai việc nộp hồ sơ thông qua Cổng dịch vụ công của địa phương để giúp giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng và tiện lợi;

  • Bước 3: Bộ phận một cửa của Sở nội vụ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì chuyển cho bộ phận chuyên môn của Sở Nội vụ giải quyết. Nếu hồ sơ chưa đảm bảo tính hợp lệ thì thông báo và yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện để bảo đảm tính hợp lệ của hồ sơ;

  • Bước 4: Sở Nội vụ giải quyết hồ sơ;

  • Bước 5: Cơ quan có chuyển ngạch công chức đến nhận kết quả giải quyết tại Bộ phận một cửa của Sở Nội vụ hoặc nhận kết quả qua Hệ thống quản lý văn bản của cơ quan, đơn vị có liên kết với hệ thống dịch vụ công. Thời gian giải quyết kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ là 05-06 ngày làm việc. Kết quả nhận được là Quyết định chuyển ngạch công chức theo quy định. 

Trên đây những quy định về chuyển ngạch công chức hiện nay mà chúng tôi cập nhật đến quý ban đọc. Nếu có thắc mắc về quy định trên, vui lòng liên hệ ngay tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời và nhanh chóng.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X