Chuyển nhượng đất là gì? Được hiểu như thế nào? Pháp luật quy định về việc chuyển nhượng này ở đâu? Chuyển nhượng đất có mất phí không và có phải lập thành văn bản không? Cùng giải đáp trong bài viết dưới đây.
Chuyển nhượng đất đai được hiểu như thế nào?
Được pháp luật quy định ở đâu?
Việc chuyển nhượng đất đai có cần phải lập thành văn bản không hay hai bên chỉ cần giao dịch miệng với nhau là được?
Chào bạn, xoay quanh vấn đề chuyển nhượng đất, chi phí chuyển nhượng, hình thức của giao dịch mà bạn quan tâm, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Chuyển nhượng đất là gì? Quy định ở đâu?
Hiểu về vấn đề chuyển nhượng đất là gì sẽ giúp các bên tham gia giao dịch đất đai có thể thỏa thuận, thực hiện giao dịch liên quan đến đất đai nhanh chóng, chính xác, đúng luật hơn.
Chuyển nhượng đất đai là gì?
Chuyển nhượng đất được hiểu là việc chuyển quyền/thay đổi quyền sử dụng đất từ bên chuyển nhượng đất sang bên nhận chuyển nhượng đất.
Chuyển nhượng đất đai về bản chất là chuyển nhượng quyền sử dụng đất do đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là đại diện quản lý.
Thông thường, mua bán đất đai là từ ngữ được sử dụng thông dụng trong đời sống để mô tả quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Chuyển nhượng đất đai phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định: Như lập hợp đồng chuyển nhượng, đăng ký sang tên và nhận kết quả sau khi đã đăng ký.
Như vậy, chuyển nhượng đất là gì được hiểu là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ bên chuyển nhượng sang bên nhận chuyển nhượng.
Theo đó, kể từ thời điểm chuyển giao, bên chuyển nhượng đã không còn quyền và bên nhận chuyển nhượng được tiếp nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.
Kể từ thời điểm có quyền sử dụng đất, người sử dụng đất được phép thực hiện các giao dịch như tặng cho, thế chấp, góp vốn,...
Pháp luật quy định chuyển nhượng đất là như thế nào?
Dưới góc độ pháp lý, chuyển nhượng đất đai là một trong những hình thức của việc chuyển quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai 2013.
Theo đó, chuyển nhượng đất có một số đặc điểm mang tính pháp lý như sau:
Là việc chuyển giao quyền sử dụng từ bên chuyển nhượng sang bên nhận chuyển nhượng;
Thuật ngữ pháp lý chính xác được sử dụng là chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
Người nhận chuyển nhượng cũng phải đáp ứng điều kiện là đối tượng được quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013;
Việc chuyển nhượng phải được lập thành văn bản có công chứng/chứng thực theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013;
Chuyển nhượng đất chỉ hoàn tất khi bên nhận chuyển nhượng được xác nhận biến động/đăng ký biến động tại sổ địa chính và hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
Quyền sử dụng đất có thể bị thu hồi trong trường hợp vi phạm quy định về điều kiện chuyển nhượng (Điều 64 Luật Đất đai 2013);
Kể từ thời điểm được đăng ký vào sổ địa chính thì giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới có hiệu lực pháp luật;
Trong một số trường hợp, việc chuyển nhượng đất đai đòi hỏi các điều kiện nhiều hơn so với bình thường, ví dụ như chuyển nhượng quyền sử dụng đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong phân khu đất rừng đặc dụng/đất rừng phòng hộ, chuyển nhượng đất trồng lúa…;
Kết luận: Chuyển nhượng đất là gì theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành được chúng tôi giải đáp cụ thể như trên.
Khi hiểu rõ được bản chất pháp lý của việc chuyển nhượng đất đai sẽ giúp các bên thực hiện quyền chuyển nhượng được đúng đắn, nhanh chóng hơn.
Chuyển nhượng đất đai có mất phí không?
Chuyển nhượng đất đai/chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giao dịch mất phí theo quy định pháp luật.
Trong trường hợp thông thường, chi phí để thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm:
Chi phí ký công chứng/chứng thực hợp đồng mua bán/sang tên quyền sử dụng đất;
Thù lao ủy quyền thực hiện sang tên quyền sử dụng đất (nếu có);
Thuế thu nhập cá nhân/thuế thu nhập doanh nghiệp: Trừ các trường hợp được miễn theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC (ví dụ như chuyển quyền giữa ông bà với cháu, cha mẹ con, anh chị em ruột,...);
Lệ phí trước bạ: Được tính bằng 0,5% giá trị quyền sử dụng đất chuyển nhượng (trừ các trường hợp được miễn theo quy định tại Nghị định 10/2022/NĐ-CP);
Phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp giấy chứng nhận: Được tính theo quy định của từng tỉnh, thành phố nơi có đất;
Chi phí đo đạc, tách thửa: Nếu việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là chuyển nhượng một phần diện tích thửa đất thì các bên còn phải chịu thêm chi phí này;
Như vậy, khi chuyển nhượng đất đai, các bên có nghĩa vụ hoàn thành các khoản phí, thuế, lệ phí trên.
Hiểu rõ về vấn đề chuyển nhượng đất là gì, chuyển nhượng đất mất những loại chi phí nào sẽ giúp các bên chủ động hơn trong khi thảo luận, thương lượng về việc mua bán/chuyển nhượng.
Chuyển nhượng đất có phải lập thành văn bản không?
Căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và phải được công chứng/hoặc chứng thực, trừ trường hợp đặc biệt.
Cụ thể như sau:
…
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Theo đó:
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và phải có công chứng hoặc chứng thực;
Trường hợp một trong số các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản thì việc công chứng/chứng thực được thực hiện theo yêu cầu của các bên;
Như vậy, việc chuyển nhượng đất phải được lập thành văn bản.
Văn bản này phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật, trừ trường hợp một trong số các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.
Câu hỏi về vấn đề chuyển nhượng đất là gì, chuyển nhượng đất có buộc phải lập thành văn bản không được chúng tôi phân tích, giải đáp cụ thể cho bạn như ở trên.
Trên đây giải đáp về chuyển nhượng đất là gì? Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.