hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 23/01/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Chuyển nhượng đất skc: Điều kiện, thủ tục thế nào?

Chuyển nhượng đất skc được thực hiện khi đảm bảo điều kiện và theo thủ tục nào? Đất skc là loại đất gì? HieuLuat xin giải đáp các vướng mắc này trong bài viết sau đây.

 
Mục lục bài viết
  • Đất skc là đất gì? Điều kiện chuyển nhượng đất skc thế nào?
  • Đất skc là đất gì?
  • Điều kiện chuyển nhượng đất skc ra sao?
  • Thủ tục chuyển nhượng đất skc gồm những bước nào?

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi có nghe nói đến loại đất skc từ bạn tôi.

Do chưa tìm hiểu lĩnh vực đất đai nên tôi cũng không rõ về loại đất này. Tôi muốn mua thì có nên không Luật sư?

Thủ tục mua loại đất skc này thế nào? Khác gì các loại đất thông thường khác hay không?

Chào bạn, HieuLuat giải đáp cho bạn về những vướng mắc xoay quanh vấn đề điều kiện, thủ tục chuyển nhượng đất skc như sau:

Đất skc là đất gì? Điều kiện chuyển nhượng đất skc thế nào?

Đất skc là đất gì?

Trước hết, skc là ký hiệu của loại đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (Thông tư 25/2014/TT-BTNMT).

Loại đất này có một số đặc điểm cơ bản như sau:

  • Loại đất này được sử dụng với mục đích xây dựng các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, ví dụ như: Đất làm xưởng gốm, xưởng gỗ, các loại hình tiểu thủ công nghiệp, khu vực trang trại chăn nuôi, trang trại trồng trọt/cây giống…. (khoản 1 Điều 153 Luật Đất đai);

  • Từ mục đích sử dụng đất, suy ra, đất khu dân cư sẽ không thuộc loại đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp này;

  • Là loại đất mà người sử dụng đất thường được sử dụng thông qua hình thức được Nhà nước cho thuê (trả tiền thuê hàng năm hoặc một lần), nhận chuyển nhượng, thuê lại đất, thuê đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất … (khoản 2 Điều 153 Luật Đất đai 2013);

  • Thời hạn sử dụng loại đất này thường là 50 năm, tối đa là 70 năm (Điều 125, Điều 126 Luật Đất đai): Người sử dụng đất được cấp sổ đỏ và được ghi rõ thời hạn sử dụng trong sổ đỏ được cấp;

  • Các quyền của người sử dụng đất skc cũng giống với các loại đất khác như: Chuyển nhượng đất skc, mua bán tài sản trên đất, góp vốn, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp…;

  • Người sử dụng đất skc được đền bù, bồi thường trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định pháp luật;

  • Việc sử dụng đất skc phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

  • Việc chuyển quyền sử dụng đất skc phải đảm bảo phù hợp với các điều kiện luật định;

Như vậy, đất skc là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Mục đích sử dụng của loại đất này là để xây dựng các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp như cơ sở tiểu thủ công nghiệp, trang trại chăn nuôi,...

Vị trí của loại đất này là nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoặc khu chế xuất.

Nếu người sử dụng đất thực hiện chuyển nhượng đất skc thì phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện luật định như phần trình bày dưới đây của chúng tôi.

Chuyển nhượng đất skc phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thựcChuyển nhượng đất skc phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực

Điều kiện chuyển nhượng đất skc ra sao?

Điều kiện chuyển nhượng đất skc phải thỏa mãn quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 cùng các văn bản khác có liên quan.

Cụ thể, các điều kiện này bao gồm:

  • Đất đã được cấp sổ đỏ cho bên chuyển nhượng;

  • Đất chuyển nhượng không phải là đất thuê trả tiền thuê hàng năm theo Điều 174 Luật Đất đai;

  • Tại thời điểm thực hiện chuyển nhượng, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, không bị tranh chấp, không bị khiếu nại, khiếu kiện;

  • Còn trong thời hạn sử dụng đất tính đến thời điểm chuyển nhượng;

  • Hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng, chứng thực theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai;

  • Không bị hạn chế về điều kiện chuyển nhượng hoặc thỏa mãn các điều kiện riêng về việc nhận chuyển nhượng theo Điều 191, Điều 192 Luật Đất đai;

  • Được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhận chuyển nhượng nếu việc chuyển nhượng đất gắn liền với chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định;

  • Thuộc đối tượng được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 169 Luật Đất đai (ví dụ theo Điều 169 thì cá nhân nước ngoài không là đối tượng được nhận chuyển nhượng loại đất này tại Việt Nam…);

Như vậy, về cơ bản, điều kiện chuyển nhượng đất skc cũng được thực hiện giống như các loại đất thông thường khác.

Một trong những điểm cần lưu ý là nếu đất skc có hình thức sử dụng là đất thuê trả tiền thuê hàng năm thì không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng loại đất này.

Đất skc là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệpĐất skc là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

Thủ tục chuyển nhượng đất skc gồm những bước nào?

Cũng giống như các trường hợp chuyển nhượng khác, việc chuyển nhượng đất skc cũng được thực hiện theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai, Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, pháp luật về công chứng, chứng thực.

Các bước chuyển nhượng được thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Ký hợp đồng chuyển nhượng

  • Việc chuyển nhượng đất skc phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực (trừ trường hợp một trong hai bên là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản thì việc chứng thực, công chứng được thực hiện theo yêu cầu);

  • Cơ quan có thẩm quyền thực hiện chứng thực là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất, còn công chứng hợp đồng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng;

  • Các bên có thể soạn thảo sẵn hợp đồng để đề nghị được công chứng, chứng thực hoặc có thể đề nghị công chứng viên soạn thảo hợp đồng;

  • Nếu việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng dự án đầu tư thì bên nhận chuyển nhượng phải có văn bản chấp thuận cho phép được nhận chuyển nhượng của cơ quan có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh) trước khi ký hợp đồng;

Bước 2: Đăng ký biến động/sang tên quyền sử dụng đất

Việc đăng ký biến động/sang tên sổ đỏ được thực hiện tại văn phòng đăng ký đất đai/hoặc chi nhánh tùy thuộc vào sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất.

Thông thường, việc xác nhận biến động theo hợp đồng chuyển nhượng được thực hiện giữa hai cá nhân được thực hiện tại chi nhánh và một trong các bên là tổ chức được thực hiện tại văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.

Lưu ý: Thông thường hồ sơ mà các bên cần chuẩn bị để đăng ký biến động/sang tên đất gồm:

  • Đơn đăng ký biến động/sang tên sổ đỏ, mẫu 09/ĐK;

  • Toàn bộ hồ sơ có tại bước 1 như: 2 hợp đồng đã công chứng (bản chính), giấy tờ nhân thân và giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp, giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của các bên (bản sao y), sổ đỏ (bản chính), giấy tờ khác có liên quan;

  • Bộ hồ sơ sang tên: Tờ khai lệ phí trước bạ, tờ khai thuế thu nhập cá nhân/thuế thu nhập doanh nghiệp, tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được kê khai theo mẫu ban hành tại Thông tư 80/2021/TT-BTC;

  • Các giấy tờ khác có liên quan: Giấy ủy quyền…;

Bước 3: Nộp thuế phí và nhận kết quả

Bên có nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí có trách nhiệm đóng nộp các khoản thuế trước khi nhận kết quả theo phiếu hẹn.

Như vậy, trình tự thực hiện chuyển nhượng đất skc được tiến hành theo các bước mà chúng tôi đã nêu ở trên.

Trên đây giải đáp về chuyển nhượng đất skc, nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X