hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 28/09/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Bậc lương chuyên viên chính thế nào? Mấy năm tăng lương một lần?

Để trở thành chuyên viên chính cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cũng như về trình độ đào tạo, bồi dưỡng. Vậy bậc lương chuyên viên chính thế nào? Mấy năm tăng lương một lần?

 
Mục lục bài viết
  • Chuyên viên chính là ai? Tiêu chuẩn chuyên viên chính
  • Ngạch chuyên viên chính là gì?
  • Chuyên viên chính là công chức loại gì?
  • Bậc lương chuyên viên chính thế nào?
  • Chuyên viên chính mấy năm tăng lương một lần?

Chuyên viên chính là ai? Tiêu chuẩn chuyên viên chính

Chuyên viên chính là ai? Tiêu chuẩn chuyên viên chính

Chuyên viên chính là ai? Tiêu chuẩn chuyên viên chính

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 6, Thông tư số 2/2021/TT-BNV, chuyên viên chính là công chức:

  • Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao về một hoặc một số lĩnh vực quản lý nhà nước trong cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên

  • Chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng chính sách hoặc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật trên địa bàn từ cấp huyện trở lên.

Tiêu chuẩn đối với chuyên viên chính được quy định tại khoản 3, 4, 5 Thông tư 2/2021 được sửa đổi bởi Thông tư 6/2022 của Bộ Nội vụ.

Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý;

  • Có khả năng tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, dự án, chương trình hành động và hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, quy định về quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực hoặc địa phương công tác;

  • Nắm được tình hình và xu thế phát triển của ngành, lĩnh vực công tác trong nước và thế giới; có khả năng tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;

  • Có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu;

  • Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với chuyên viên chính, cụ thể:

  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;

  • Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.

Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên chuyên chính, cụ thể:

  • Có thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc).

Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên thì thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch;

  • Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương đã tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Ngạch chuyên viên chính là gì?

Trong hệ thống hành chính thứ bậc của Việt Nam hiện nay, những cán bộ – công chức – viên chức – nhân viên được phân thành từng ngạch (bao gồm những người tương đương về năng lực, nghiệp vụ) và trong một ngạch có các bậc lương tương ứng. Hiện nay ở Việt Nam theo ngạch công chức có 5 ngạch, với các mã ngạch khác nhau.

Mã ngạch công chức chuyên viên chính là 01.002 theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 02/2021/TT-BNV.

Chuyên viên chính là công chức loại gì?

Chuyên viên chính là công chức loại gì?

Chuyên viên chính là công chức loại gì?

Theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, chuyên viên chính thuộc nhóm 1, công chức loại A2.

Cùng loại A2, nhóm 1 còn bao gồm chấp hành viên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thanh tra viên chính, kiểm soát viên chính thuế, kiểm toán viên chính, kiểm soát viên chính ngân hàng, kiểm tra viên chính hải quan, thẩm kế viên chính, kiểm soát viên chính thị trường.

Bậc lương chuyên viên chính thế nào?

Hệ số chuyên viên chính là cơ sở và căn cứ quan trọng để tính lương cơ bản. Hệ số bậc lương của chuyên viên chính cũng vậy, đây là nền tảng để lên thang lương chuyên viên chính.

Việc tìm hiểu các quy định cũng như thông tin chính xác, cụ thể về hệ số lương cho từng cấp bậc là rất cần thiết. Do hệ số lương có thể biến đổi theo từng giai đoạn khác nhau, để tránh thông tin sai lệch bạn nên cập nhật những thông tin mới nhất theo quy định hiện hành.

Theo Nghị định số 204 năm 2004 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, chuyên viên chính thuộc nhóm 1 (A2.1) công chức loại A2. Bậc lương của chuyên viên chính sẽ được xác định như sau: Lương = Hệ số x mức lương cơ sở

Bảng lương ngạch chuyên viên chính áp dụng lương công chức loại A2, nhóm A2.1 từ hệ số lương 4,4 – 6,78, Mức lương cơ sở hiện nay đang là 1,8 triệu đồng/tháng.

Cụ thể thang bảng chuyên viên chính được quy định như sau:

Đơn vị: Đồng/tháng

Bậc lương

Hệ số lương

Mức lương

Bậc 1

4.4

7.920.000

Bậc 2

4.74

8.532.000

Bậc 3

5.08

9.144.000

Bậc 4

5.42

9.756.000

Bậc 5

5.76

10.368.000

Bậc 6

6.1

10.980.000

Bậc 7

6.44

11.592.000

Bậc 8

6.78

12.204.000

Chuyên viên chính mấy năm tăng lương một lần?

Căn cứ theo điều 7 Nghị định 204/2004 được hướng dẫn bởi Thông tư 08/2013 thìhời gian nâng bậc lương chuyên viên chính được căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ và thời gian giữ bậc trong ngạch.

Nếu chưa được xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì sau 36 tháng giữ bậc lương trong ngạch được xét nâng lên một bậc.

Trường hợp vi phạm, không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm, hoặc bị kỷ luật, khiển trách, cảnh cáo, thì cứ mỗi năm như thế lại bị kéo dài thêm thời gian tính nâng lương so với định kỳ:

  • Trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì bị kéo dài thêm 06 (sáu) tháng so với thời gian quy định.

  • Trường hợp bị kỷ luật hình thức giáng chức hoặc cách chức thì bị kéo dài thêm 12 tháng (một năm) so với thời gian quy định.

Quy định thực hiện nâng bậc lương trước thời hạn có trong Nghị định 204/NĐ-CP năm 2004 được sửa đổi bổ sung tại Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP ngày 19/02/2013 như sau:

  • Người có thành tích xuất sắc trong công việc mà chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc được xét nâng một bậc lương trước thời hạn (Tối đa 12 tháng).

Cũng theo quy định này thì tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn trong một năm không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị (trừ các trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này).

  • Công chức có thông báo nghỉ hưu theo quy định, hoàn thành các nhiệm vụ mà chưa được xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch và chưa đủ điều kiện thời gian để giữ bậc để có thể nâng lương thường xuyên tại thời điểm có thông báo nghỉ hưu, thì được nâng một bậc lương trước thời hạn 12 tháng theo luật định.

Như vậy, thông thường chuyên viên chính 3 năm (36 tháng) sẽ được xem xét nâng lương một lần, trừ các trường hợp theo quy định mà có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời gian.

Trên đây là những thông tin về vấn đề chuyên viên chính mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc về các quy định của luật cán bộ công chức, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Lê Ngọc Khánh

Tham vấn bởi: Luật sư Lê Ngọc Khánh

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X