hieuluat
Chia sẻ email

Có được cho mượn, thuê lại tài khoản ngân hàng không?

Chủ tài khoản ngân hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động liên quan đến tài khoản đó. Vậy chủ tài khoản có được cho mượn, thuê lại tài khoản ngân hàng không?

Mục lục bài viết
  • Có được cho thuê lại tài khoản ngân hàng không?
  • Rủi ro khi cho mượn, thuê lại tài khoản ngân hàng
  • Cho mượn, thuê lại tài khoản ngân hàng bị xử phạt như thế nào?
  • Có được uỷ quyền cho người khác sử dụng tài khoản ngân hàng không?
Câu hỏi: Ngày 13/6/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Công văn 4932/NHNN-TT về việc phối hợp ngăn chặn hoạt động mua/bán tài khoản thanh toán của học sinh, sinh viên. Vậy theo Công văn này và các quy định pháp luật có liên quan thì chủ tài khoản có được cho mượn, thuê lại tài khoản ngân hàng không?

Có được cho thuê lại tài khoản ngân hàng không?

Có được cho mượn, thuê lại tài khoản ngân hàng không?

Có được cho mượn, thuê lại tài khoản ngân hàng không?

Căn cứ khoản 2, 3 Thông tư 23/2014/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN) thì tài khoản ngân hàng là một công cụ tài chính cá nhân, được mở ra và quản lý dưới tên của một cá nhân hoặc tổ chức cụ thể, với mục đích phục vụ các giao dịch tài chính, thanh toán, gửi tiền và nhận tiền. 

Điều này có nghĩa là chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động liên quan đến tài khoản đó. Cụ thể, một trong những nghĩa vụ của chủ tài khoản thanh toán theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-NHNN là không được cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán của mình.

Ngoài ra, trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Nghị định 52/2024/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 có quy định hành vi chủ tài khoản cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán của mình.

Thêm vào đó, khi theo dõi thực tế và phản ánh từ Bộ Công an cho thấy gần đây tại một số tỉnh, thành phố đã xuất hiện tình trạng các đối tượng tội phạm dụ dỗ học sinh, sinh viên mở tài khoản ngân hàng và sau đó chuyển lại cho các đối tượng này sử dụng. Trước tình hình này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Công văn 4932/NHNN-TT vào ngày 13/6/2024 để hướng dẫn về việc phối hợp ngăn chặn hoạt động mua/bán tài khoản thanh toán của học sinh, sinh viên. 

Như vậy, chủ tài khoản ngân hàng không được cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán của mình. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Rủi ro khi cho mượn, thuê lại tài khoản ngân hàng

Cho mượn hoặc thuê lại tài khoản ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đối với chủ tài khoản:

Thứ nhất là rủi ro về pháp lý. Khi tài khoản ngân hàng bị sử dụng cho các mục đích bất hợp pháp như rửa tiền, lừa đảo, hoặc giao dịch tài chính không minh bạch, chủ tài khoản sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý. Ngay cả khi chủ tài khoản không trực tiếp tham gia vào các hành vi vi phạm, họ vẫn có thể bị xem xét và điều tra.

Thứ hai là rủi ro tài chính. Việc cho mượn tài khoản có thể dẫn đến mất tiền một cách bất hợp pháp. Người mượn có thể sử dụng tài khoản để rút hết tiền hoặc chuyển tiền đến các tài khoản khác mà chủ tài khoản không thể kiểm soát.

Thứ ba là rủi ro về bảo mật thông tin. Cho mượn tài khoản đồng nghĩa với việc phải cung cấp thông tin cá nhân và thông tin tài khoản ngân hàng cho người khác. Điều này có thể dẫn đến việc thông tin bị lộ, bị đánh cắp và sử dụng cho các mục đích xấu.

Thứ tư là rủi ro về uy tín. Nếu tài khoản bị sử dụng cho các hoạt động bất hợp pháp, chủ tài khoản không chỉ gặp rắc rối về pháp lý mà còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín cá nhân và tổ chức.

Cho mượn, thuê lại tài khoản ngân hàng bị xử phạt như thế nào?

Cho mượn, thuê lại tài khoản ngân hàng bị xử phạt như thế nào?

Cho mượn, thuê lại tài khoản ngân hàng bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định pháp luật Việt Nam, hành vi cho mượn hoặc thuê lại tài khoản ngân hàng có thể bị xử phạt theo nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm, cụ thể như sau:

 

Hành vi

Hình thức xử phạt

Cơ sở pháp lý

Hành chính

Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn từ 01 đến 09 tài khoản ngân hàng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng

Điểm a khoản 5 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, điểm c khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP

Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn ≥ 10 tài khoản ngân hàng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng

Điểm b khoản 5 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, điểm d khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP

 

Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị buộc nộp số lợi bất hợp pháp thu được vào ngân sách nhà nước

Điểm a khoản 10 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, điểm g khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP

Hình sự

Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng ≥ 20 tài khoản 

- Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc bị phạt tù đến 07 năm

-  Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 291 Bộ Luật Hình sự 2015

Có được uỷ quyền cho người khác sử dụng tài khoản ngân hàng không?

Theo điểm c khoản 1 Điều 5 và Điều 4, chủ tài khoản ngân hàng có thể uỷ quyền cho người khác sử dụng tài khoản của mình. Tuy nhiên, việc uỷ quyền này phải được thực hiện bằng văn bản và tuân thủ quy định của pháp luật về ủy quyền nhằm đảm bảo an toàn và minh bạch trong các giao dịch tài chính.

Trên đây là nội dung giải đáp chi tiết cho câu hỏi Có được cho thuê lại tài khoản ngân hàng không?

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  1900.6199 để hỗ trợ, giải đáp

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X