hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 11/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Có được chụp hình với súng không? Đăng ảnh súng lên Facebook có bị phạt không?

Các bài đăng về chụp ảnh khoe súng, chụp ảnh để mua bán súng có thể gây lo hoang mang cho nhiều người về mức độ an toàn khi các cá nhân tàng trữ, sử dụng súng. Vậy quy định hiện nay có được chụp hình với súng không?

Mục lục bài viết
  • Có được chụp hình với súng không?
  • Đăng ảnh súng lên Facebook có bị phạt không?
  • Tàng trữ súng bị phạt thế nào?
Câu hỏi: Xin chào Hiểu Luật, tôi có mua một cây súng đạn nhựa để trưng bày và có chụp ảnh lên Facebook để khoe với bạn bè thì được nhắc nhở là nếu đăng ảnh súng có thể bị phạt tiền. Vậy quy định hiện nay có được chụp hình với súng không?

Có được chụp hình với súng không?

Có được chụp hình với súng không?

Có được chụp hình với súng không?

Súng là một công cụ hỗ trợ được thực hiện hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017: 

Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp bao gồm:

  • Súng bắn điện;

  • Hơi ngạt;

  • Chất độc;

  • Chất gây mê;

  • Từ trường;

  • Laze, lưới;

  • Súng phóng dây mồi;

  • Súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này.

Cùng đó căn cứ Khoản 1 Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ như sau:

  • Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

Như vậy, có thể thấy súng là một trong những vật dụng cá nhân không được phép sở hữu súng, cũng như không được phép chụp ảnh với súng. Trường hợp cá nhân bị phát hiện tàng trữ, sử dụng, mua bán súng có thể chịu các chế tài hành chính hoặc nặng hơn là hình sự.

Đăng ảnh súng lên Facebook có bị phạt không?

Đăng ảnh súng lên Facebook có bị phạt không?

Đăng ảnh súng lên Facebook có bị phạt không?

Căn cứ tại khoản 3, Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

  • Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

  • Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;

  • Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;

  •  Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;

  •  Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

  • Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;

  • Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

  • Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;

  • Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính...

Như vậy, khi có người đăng ảnh chụp với súng thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra, xem xét người chụp ảnh thuộc vào hành vi vi phạm nào, nếu người chụp ảnh có hành vi vi phạm như chế tạo, trang bị, vận chuyển, sử dụng súng,... sẽ phải chịu mức phạt từ 05 triệu - 10 triệu theo quy định và bị tịch thu tang vật vi phạm.

Tàng trữ súng bị phạt thế nào?

Căn cứ vào Điều 306 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 108 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ có thể chia thành 03 khung hình phạt như sau:

  • Khung hình phạt 1: Người nào tàng trữ trái phép súng săn nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

  • Khung hình phạt 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  • Có tổ chức;

  • Vật phạm pháp có số lượng lớn;

  • Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

  • Làm chết người;

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

  • Tái phạm nguy hiểm.

  • Khung hình phạt 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

  • Làm chết 02 người trở lên;

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

  • Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.

Hiện nay, súng là một trong những vũ khí quân dụng hỗ trợ cho việc vay bắt, cưỡng chế tội phạm. Đối tượng được sử dụng súng là Quân đội nhân dân; Dân quân tự vệ; Cảnh sát biển; Công an nhân dân; Cơ yếu,... Tuy nhiên, cá nhân không được phép tàng trữ hoặc sử dụng súng. Nếu cá nhân bị phát hiện tàng trữ súng có thể chịu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất là từ 03-07 năm tù giam.

Vấn đề “Có được chụp hình với súng không? Đăng ảnh súng lên Facebook có bị phạt không?”. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ.
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X