hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 13/01/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Có được đấu thầu lại sau khi hủy thầu không? Quy trình thế nào?

Trong quá trình đấu thầu, có trường hợp mà tổ chức thầu cần phải huỷ thầu do nhiều lý do khác nhau. Câu hỏi đặt ra là có thể đấu thầu lại sau khi hủy thầu không?

Mục lục bài viết
  • Có được đấu thầu lại sau khi hủy thầu không?
  • Quy trình đấu thầu lại sau khi huỷ thầu
  • Các trường hợp huỷ đấu thầu
Câu hỏi: Chào Luật sư, cho tôi hỏi Công ty tôi có dự án đã mời thầu và đã lựa chọn được nhà thầu. Nhưng sau đó phát hiện nhà thầu không đáp ứng đủ yêu cầu của gói thầu nên Công ty tôi đang dự tính huỷ thầu. Luật sư cho tôi hỏi có thể đấu thầu lại sau khi hủy thầu không? Quy trình đấu thầu lại sau khi huỷ thầu thế nào? Xin cảm ơn.

Có được đấu thầu lại sau khi hủy thầu không?

Nhìn chung, sau khi huỷ thầu thì vẫn có thể đấu thầu lại theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, khi rơi vào các trường hợp hủy thầu thì bên mời thầu/chủ đầu tư sẽ tiến hành thông báo mời thầu lại và phát hành hồ sơ mời thầu lại, hồ sơ mời thầu có thể vẫn là hồ sơ mời thầu đã phát hành trước đó hoặc điều chỉnh lại một số nội dung cho phù hợp, khi đó chúng ta hay gọi là đấu thầu lại.

Có được đấu thầu lại sau khi hủy thầu không?

Có được đấu thầu lại sau khi hủy thầu không?

Có nhiều lý do khiến việc đấu thầu lại trở thành cần thiết, xuất phát từ sự chủ quan của cả bên mời thầu/chủ đầu tư và các nhà thầu tham gia. Để tránh tình trạng phải tiến hành đấu thầu lại mất thời gian đáng kể, chúng ta cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng như sau:

- Chuẩn bị hồ sơ mời thầu một cách cẩn thận, chặt chẽ, đảm bảo tuân theo mẫu đã được ban hành và đáp ứng đầy đủ yêu cầu cũng như phạm vi công việc của gói thầu. Sử dụng câu từ rõ ràng để tránh sự hiểu lầm có thể phát sinh từ nhiều diễn giải khác nhau về một sự kiện hoặc yêu cầu.

- Thực hiện thẩm định hồ sơ mời thầu một cách nghiêm túc, không nên làm qua loa hoặc mơ hồ để tránh sai sót, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

- Phát hành hồ sơ mời thầu một cách rộng rãi, ưu tiên việc phát hành trong khoảng thời gian dài hơn so với quy định để đảm bảo các nhà thầu có đủ thời gian để chuẩn bị.

Ngoài việc bắt buộc đăng trên Hệ thống đấu thầu quốc gia (đối với các gói thầu có nguồn vốn từ nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước), cũng cần đăng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông khác, đặc biệt là có thể sử dụng hệ thống đấu thầu tư nhân DauThau.Net để tiếp cận đa dạng nhà thầu.

- Các nhà thầu nên đọc kỹ nội dung yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, đối với những điểm chưa rõ ràng hoặc có thể tạo nên nhiều diễn giải khác nhau, cần liên hệ ngay với bên mời thầu/chủ đầu tư để làm rõ, tránh xảy ra xung đột và mâu thuẫn dẫn đến huỷ thầu.

Quy trình đấu thầu lại sau khi huỷ thầu

Quy trình đấu thầu lại tương tự như quy trình đấu thầu bình thường, cụ thể gồm các bước sau:

Quy trình đấu thầu lại sau khi huỷ thầu

Quy trình đấu thầu lại sau khi huỷ thầu

Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, lập hồ sơ yêu cầu.

Nội dung của hồ sơ yêu cầu, bao gồm các mục sau đây:

Tổng quan về dự án và gói thầu; hướng dẫn về việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn liên quan đến năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu; cũng như tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và xác định giá thấp nhất.

Để đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, cũng như đánh giá về khía cạnh kỹ thuật, hệ thống tiêu chí "đạt" và "không đạt" sẽ được áp dụng.

Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu và đánh giá hồ sơ

Bên tổ chức đấu thầu thực hiện việc công bố phát hành hồ sơ yêu cầu cho các nhà thầu trong khoảng thời gian không ít hơn 03 ngày làm việc, bắt đầu từ ngày đầu tiên thông tin được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Ngay sau khi kỳ đấu thầu kết thúc, bên tổ chức mở hồ sơ đề xuất và lập biên bản mở thầu, bao gồm các thông tin như tên của nhà thầu, giá chào hàng, thời hạn hiệu lực của hồ sơ đề xuất/bảo đảm dự thầu, cũng như thời gian thực hiện hợp đồng.

Bên mời thầu đánh giá các hồ sơ đề xuất và đánh giá hồ sơ. Hồ sơ được xem là đáp ứng yêu cầu khi hợp lệ; đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; tiêu chuẩn kỹ thuật đều được đánh giá là “đạt”;

Bước 4: Công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng mới.

Các trường hợp huỷ đấu thầu

Căn cứ theo Điều 17 Luật Đấu thầu năm 2023 quy định các trường hợp được phép hủy thầu như sau:

- Tất cả các hồ sơ dự thầu và/hoặc các hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn của hồ sơ mời thầu và hồ sơ yêu cầu.

- Thay đổi mục tiêu, quy mô, phạm vi đầu tư đã được ghi nhận trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

- Hồ sơ mời thầu và/hoặc hồ sơ yêu cầu không đáp ứng các điều kiện hoặc không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu/ quy định pháp luật khác có liên quan, từ đó dẫn đến nhà thầu và nhà đầu tư được lựa chọn nhà thầu không thể đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu, dự án đầu tư.

- Có bằng chứng, chứng cứ về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận, thông thầu, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp một cách trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả trong việc lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Theo đó, hoạt động đấu thầu chỉ được hủy thầu khi thuộc các trường hợp mà pháp luật quy định nêu trên.

Pháp luật hiện nay không khuyến khích việc chủ đầu tư tự ý hủy thầu mà việc hủy thầu chỉ được thực hiện trong những trường hợp nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đấu thầu được diễn ra hiệu quả và minh bạch, đảm bảo quyền của bên mời thầu và bên dự thầu.

Trên đây là thông tin về có được đấu thầu lại sau khi hủy thầu gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại tổng đài  19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X