hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 21/03/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đã được cấp CCCD nhưng vẫn dùng CMND có được không?

Nhiều trường hợp người dân khi đi làm Căn cước công dân (CCCD) nhưng không bị thu lại Chứng minh nhân dân (CMND) cũ. Vậy có được dùng có được dùng cả CMND và CCCD song song hay không?

Câu hỏi: Hiện tôi có cả CCCD và CMND vì khi đi làm Căn cước, công an không tịch thu CMND của tôi. Vậy tôi có được dùng cả CMND và CCCD không?

Chào bạn, để hiểu rõ thêm về vấn đề của mình, trước hết mời bạn cùng tìm hiểu giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014.

Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân thế nào?

- Thẻ CCCD là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

- Thẻ CCCD được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ CCCD thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ CCCD để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định.

Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.

co duoc dung ca cmnd va cccd

Có được dùng cả CMND và CCCD song song hay không?

Trở lại câu hỏi của bạn, nhiều người cũng như bạn, đi làm Căn cước nhưng không bị tịch thu hoặc cắt góc CMND cũ, điều này khiến nhiều người lầm tưởng CMND vẫn có giá trị sử dụng.

Trước đây theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 40/2019/TT-BCA (đã hết hiệu lực) thì khi trả thẻ Căn cước công dân trong trường hợp công dân chuyển từ CMND sang CCCD thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân nộp giấy hẹn trả thẻ CCCD cùng với CMND và tiến hành cắt góc phía trên bên phải mặt trước của CMND đó, ghi vào hồ sơ và trả CMND đã được cắt góc cho người đến nhận thẻ CCCD.

Tuy nhiên, theo quy định mới tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ không cắt góc CMND cũ và trả lại cho công dân nữa mà sẽ tiến hành:

 Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân..

Như vậy, việc không thu lại CMND cũ khi công dân làm thủ tục chuyển từ CMND sang CCCD là hành vi không đúng theo quy định của pháp luật.

Và đúng theo nguyên tắc, khi được cấp CCCD gắn chip mới công dân sẽ dùng thẻ này và CMND cũ sẽ hết hiệu lực.

Vì vậy, người dân không nên dùng cả CMND và CCCD song song để tránh gặp phải những vướng mắc, rủi ro pháp lý về sau.

Đối với trường hợp báo mất CMND và được làm lại CCCD cũng tương tự.

Căn cứ Điều 15 Luật Căn cước công dân 2014 quy định các thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân gồm:

“…

i) Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân bao gồm cả ngày, tháng, năm thông báo mất Chứng minh nhân dân

Nên nếu công dân có báo mất CMND và đã được cấp CCCD nhưng sau đó tìm lại được CMND thì lúc này CMND cũng không còn giá trị sử dụng mà phải chuyển sang dùng CCCD.

Hieuluat vừa thông tin về việc có được dùng cả CMND và CCCD không? Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ với tổng đài  19006199 của chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Chia sẻ CCCD/CMND lên mạng tiềm ẩn những nguy cơ gì?

>> Dùng CCCD gắn chip thay thẻ BHYT khi khám chữa bệnh như thế nào?

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X