hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 06/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Có được luân chuyển cán bộ bị kỷ luật không?

Luân chuyển cán bộ là một trong những công tác cán bộ của Nhà nước ta. Việc luân chuyển được thực hiện nhằm bồi dưỡng, đào tạo cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo. Vậy có được luân chuyển cán bộ bị kỷ luật không?

 
Mục lục bài viết
  • Thế nào là luân chuyển cán bộ? Khi nào cần thực hiện luân chuyển cán bộ?
  • Có được luân chuyển, điều động cán bộ bị kỷ luật không?
  • Quy định về bổ nhiệm cán bộ bị kỷ luật

Thế nào là luân chuyển cán bộ? Khi nào cần thực hiện luân chuyển cán bộ?

Luân chuyển cán bộ là gì?

Luân chuyển cán bộ là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy định số 65-QĐ/TW năm 2022 do Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành thì “luân chuyển cán bộ” được hiểu là việc phân công, sắp xếp hoặc bổ nhiệm cán bộ đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý này sang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khác trong một khoảng thời gian nhất định để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo cán bộ theo yêu cầu chức vụ mà người đó đảm nhiệm hoặc theo yêu cầu của chức danh khác trong diện được quy hoạch.

Theo đó, có thể hiểu việc luân chuyển cán bộ là việc chuyển cán bộ sang giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý khác trong một khoảng thời gian nhất định theo yêu cầu công việc và quy hoạch nguồn cán bộ. 

Vậy khi nào có thể thực hiện công tác luân chuyển cán bộ?

Cũng theo quy định tại Quy định số 65-QĐ/TW, tại Điều 4 Quy định này thì việc luân chuyển cán  được thực hiện khi:

  • Có quy hoạch về chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cấp;

  • Khi có chủ trương về việc bố trí cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp huyện hoặc cấp tỉnh mà không phải là người ở địa phương đó;

  • Khi thuộc trường hợp khác mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét thấy cần phải luân chuyển cán bộ và ra quyết định luân chuyển theo kế hoạch đã xem xét.

Như vậy, việc luân chuyển cán bộ chỉ được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên và cán bộ thuộc diện được luân chuyển còn phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật cũng như Trung ương Đảng quy định.

Có được luân chuyển, điều động cán bộ bị kỷ luật không?

Có được luân chuyển, điều động cán bộ bị kỷ luật không?

Có được luân chuyển, điều động cán bộ bị kỷ luật không?

Theo những phân tích trên, việc luân chuyển cán bộ được thực hiện theo chủ trương và quy hoạch về lãnh đạo của cơ quan có thẩm quyền. Vậy đối với trường hợp cán bộ bị kỷ luật thì có được luân chuyển, điều động  theo quy định trên hay không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2019 thì đối với cán bộ đang trong thời hạn bị kỷ luật thì sẽ không được phép luân chuyển, điều động. 

Ngoài việc không được phép luân chuyển, điều động thì cán bộ bị xử lý kỷ luật cũng không được quyền ứng cử, không được đề cử, bổ nhiệm, biệt phái, bồi dưỡng, đào tạo nâng ngạch hoặc thôi việc. 

Mọi hoạt động nêu trên sẽ được xem xét và thực hiện theo quy định khi cán bộ hết thời hạn bị kỷ luật.

Như vậy, không được phép luân chuyển, điều động cán bộ đang bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật theo quy định.

Quy định về bổ nhiệm cán bộ bị kỷ luật

Quy định về bổ nhiệm cán bộ bị kỷ luật

Quy định về bổ nhiệm cán bộ bị kỷ luật

Việc bổ nhiệm cán bộ được thực hiện theo nguyên tắc được Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định tại Quy định số 80/QĐ-TW năm 2022. Tại Điều 16 Quy định này thì việc bổ nhiệm cán bộ được thực hiện theo nguyên tắc sau:

“ 1. Cấp uỷ, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử theo thẩm quyền; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, phát huy đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên và người đứng đầu.

2. Căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất, đạo đức, năng lực, sở trường và uy tín của cán bộ; đồng thời, xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.

3. Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển liên tục của đội ngũ cán bộ; nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

4. Không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, điều động, phong, thăng quân hàm đối với cán bộ, đảng viên đang bị xem xét, xử lý kỷ luật.”

Theo quy định trên thì việc bổ nhiệm cán bộ vào chức vụ cao hơn được thực hiện khi có chủ trương, quyết định của cấp có thẩm quyền trên nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch. 

Cán bộ được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, trình độ chuyên môn và phải là người uy tín được tin tưởng giao nhiệm vụ để phát huy và nâng cao hiệu quả công việc tương ứng với chức vụ đảm nhiệm.

Theo đó, việc bổ nhiệm cán bộ vào chức vụ cao hơn không được áp dụng thực hiện đối với cán bộ đang bị xử lý kỷ luật theo quy định. Tuy nhiên, việc không bổ nhiệm cán bộ vào vị trí cao hơn không phải là quy định được áp dụng vĩnh viễn mà áp dụng trong một thời gian nhất định tuỳ theo hình thức kỷ luật mà cán bộ bị xử lý. 

Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 18 Quy định số 80/QĐ-TW thì cán bộ bị xử lý kỷ luật không được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn khi bị kỷ luật trong khoảng thời gian được tính như sau:

  • Cán bộ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khiển trách thì không được bổ nhiệm trong vòng 12 tháng tính từ ngày ký quyết định kỷ luật;

  • Cán bộ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cảnh cáo thì không được bổ nhiệm trong vòng 30 tháng tính từ ngày ký quyết định kỷ luật;

  • Cán bộ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cách chức thì không được bổ nhiệm trong vòng 60 tháng tính từ ngày ký quyết định kỷ luật.

Như vậy, trong khoảng thời gian này, cán bộ bị xử lý kỷ luật sẽ không được bổ nhiệm lên chức vụ quản lý, lãnh đạo cao hơn. Sau khi hết thời hạn không được bổ nhiệm thì sẽ tiếp tục được bổ nhiệm nếu như cán bộ đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Có được luân chuyển cán bộ bị kỷ luật không?” mà chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc về các quy định trên, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X