hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 19/08/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Có được thanh toán thuốc BHYT nơi KCB ban đầu nếu khám nơi khác?

Nhiều người thắc mắc rằng nếu khám ở nơi khác và có đơn thuốc thì có được thanh toán thuốc BHYT nơi KCB ban đầu hay không?

Câu hỏi: Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu của tôi là tuyến trạm y tế xã, nhưng tôi đi khám ở bệnh viện huyện (không có giấy chuyển tuyến). Tôi có đơn thuốc từ bệnh viện huyện nhưng chưa lấy được, nếu tôi ra trạm y tế xã thì có được cấp thuốc không? Xin cảm ơn!

Cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu gồm những gì?

(1) Cơ sở KCB BHYT ban đầu tuyến xã và tương đương

Theo Điều 3 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định gồm:

- Trạm y tế xã, phường, thị trấn;

- Trạm xá, trạm y tế, phòng y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;

- Phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân độc lập;

- Trạm y tế quân - dân y, Phòng khám quân - dân y, Quân y đơn vị cấp tiểu đoàn và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

(2) Cơ sở KCB BHYT ban đầu tuyến huyện và tương đương

Theo Điều 4 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định gồm:

- Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

- Trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; Trung tâm y tế huyện có phòng khám đa khoa;

- Phòng khám đa khoa; phòng khám đa khoa khu vực;

- Bệnh viện đa khoa hạng III, hạng IV và chưa xếp hạng thuộc các Bộ, Ngành hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;

- Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;

- Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;

- Phòng Y tế, Bệnh xá trực thuộc Bộ Công an, Bệnh xá Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Trung tâm y tế quân - dân y, Bệnh xá quân y, Bệnh xá quân - dân y, Bệnh viện quân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, bệnh viện quân - dân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

(3) Cơ sở KCB BHYT ban đầu tuyến tỉnh và tương đương

Theo Điều 5 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định gồm:

- Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Bệnh viện đa khoa hạng I, hạng II thuộc các Bộ, Ngành, hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;

- Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa, Trung tâm chuyên khoa, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng khám đa khoa;

- Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;

- Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ, Ngành;

- Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;

- Phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Bệnh viện hạng II thuộc Bộ Quốc phòng, Bệnh viện quân - dân y hạng II, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

(4) Cơ sở đăng ký KCB BHYT ban đầu tuyến trung ương và tương đương

Theo Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định gồm:

- Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế (trừ các bệnh viện quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT)

- Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế có Phòng khám đa khoa;

- Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế;

- Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Có được thanh toán thuốc BHYT nơi KCB ban đầu nếu khám nơi khác?

Có được thanh toán thuốc BHYT nơi KCB ban đầu nếu đã khám khác?Có được thanh toán thuốc BHYT nơi KCB ban đầu nếu đã khám khác? (Ảnh minh họa)

Điều 26, 27 và 28 Luật Bảo hiểm y tế quy định người bệnh được hưởng các quyền lợi BHYT khi đáp ứng điều kiện:

  • Khám chữa bệnh đúng nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu;
  • Xuất trình đầy đủ giấy tờ (thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân có ảnh/ứng dụng VssID, VNeID);
  • Thực hiện chuyển tuyến theo đúng quy định (nếu có).

Lúc này, người bệnh được bác sĩ có chuyên môn chỉ định thực hiện khám, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật cần thiết để chẩn đoán và kê đơn thuốc điều trị, với các thuốc trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT sẽ nơi khám, chữa bệnh cấp sau khi hoàn thành quy trình khám bệnh.

Có thể thấy, bạn không thể tự đi khám sau đó mang đơn thuốc được kê đến nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu để được cấp thuốc theo chế độ BHYT.

Trường hợp người bệnh được cơ sở KCB tuyến trên chẩn đoán, kê đơn thuốc điều trị sau đó được chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại trạm y tế xã thì được quỹ BHYT chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định trên thẻ BHYT.

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  1900.6199 để được hỗ trợ

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X