Có sổ đỏ vẫn bị mất đất là trường hợp mà không ít người đang gặp phải. Vậy, phải làm gì để bảo vệ quyền sử dụng đất của mình trước pháp luật. HieuLuat sẽ hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.
Do đất từ ông bà để lại, cũng đã có xây tường bao quanh từ trước khi hai nhà được cấp sổ đỏ nên tôi cũng không xác minh được diện tích thực tế của đất và diện tích trên sổ có trùng khớp nhau hay không.
Luật sư cho tôi hỏi, liệu nhà tôi có bị mất đất không khi mà thửa đất này đã được cấp sổ đỏ?
Tôi phải làm gì nếu nhà hàng xóm cố tình lấn, chiếm đất đã được cấp sổ đỏ của gia đình tôi? Mong Luật sư chỉ dẫn để gia đình tôi có phương án xử lý phù hợp.
Chào bạn, với những vướng mắc xoay quanh vấn đề giải quyết tranh chấp đất khi đã có sổ đỏ, chúng tôi giải đáp như sau:
Có sổ đỏ vẫn bị mất đất, đúng vậy không?
Trước hết, do cả hai bên đã có sổ đỏ nên việc xác định ranh giới, diện tích đất được quyền sử dụng hợp pháp được xác định theo sổ đỏ.
Tuy nhiên, bạn chưa xác định chính xác được diện tích trên sổ đỏ được cấp và diện tích thực tế nên trước hết, bạn có thể nhờ cán bộ địa chính đo đạc lại diện tích đất của mình.
Bạn cũng có thể đề nghị cán bộ địa chính, Chủ tịch/Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm giải quyết vụ việc đo đạc cả phần diện tích đất của nhà hàng xóm để đối chiếu với sổ đỏ đã cấp.
Sau khi đo đạc lại diện tích đất, có thể phát sinh một số tình huống sau đây:
Tình huống 1: Diện tích đất của gia đình bạn bị nhà hàng xóm coi là lấn chiếm của họ không nằm trong sổ đỏ được cấp cho bạn
Ở tình huống này, cách thức giải quyết tranh chấp của bạn như sau:
Nếu diện tích đất này nằm trong sổ đỏ của gia đình hàng xóm, ranh giới đất từ trước khi cấp sổ đỏ cho đến nay không thay đổi, đã được cố định bằng tường rào thì có thể: | Nếu diện tích đất này không nằm trong sổ đỏ của gia đình hàng xóm, ranh giới đất không thay đổi, đã được phân cách, cố định bằng tường rào |
|
|
Từ các căn cứ và phân tích nêu trên, suy ra, dù gia đình bạn đã được cấp sổ đỏ nhưng phần diện tích đất đang có tranh chấp này vẫn có thể không thuộc quyền sử dụng hợp pháp của gia đình bạn nếu:
Trong vụ án tranh chấp đất đai, bạn không chứng minh được diện tích đất này thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bạn và không được cơ quan có thẩm quyền giải quyết chấp nhận;
Không được cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ cho phần diện tích đất đang tranh chấp;
Không có quyền sử dụng đất hợp pháp đối với phần diện tích đất tranh chấp;
Tình huống 2: Diện tích đất của gia đình bạn bị nhà hàng xóm coi là lấn chiếm của họ nằm trong sổ đỏ được cấp cho bạn
Nếu như đo đạc, đối chiếu hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và các hồ sơ quản lý liên quan mà diện tích đất nhà hàng xóm coi là bạn lấn chiếm của họ nằm trong sổ đỏ đã được cấp cho bạn thì bạn không cần thực hiện thủ tục nào khác.
Đồng thời, bạn còn có quyền yêu cầu gia đình hàng xóm phải thực hiện đính chính lại thông tin về diện tích thửa đất theo quy định tại khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai 2013.
Nếu họ không tự nguyện thực hiện, bạn có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013.
Trường hợp hòa giải không thành, bạn có quyền gửi đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
Kết luận: Dù có sổ đỏ vẫn bị mất đất nếu diện tích thửa đất này không thuộc sổ đỏ đã được cấp cho bạn, không được cấp mới sổ đỏ, hoặc không có căn cứ chứng minh có quyền đối với phần diện tích đất.
Đất có sổ đỏ bị lấn chiếm, giải quyết thế nào?
Đối với trường hợp của bạn, đây là tranh chấp đất đai, do vậy, để giải quyết, bạn có thể thực hiện theo trình tự sau đây:
Bước 1: Xác định lại diện tích đất thực tế sử dụng so với sổ đỏ
Đây là bước rất quan trọng nhằm đối chiếu các dữ liệu thông tin về thửa đất đang tranh chấp tại các hồ sơ, tài liệu lưu trữ, quản lý.
Việc xác định lại diện tích đất có thể được thực hiện thông qua đo đạc đất. Bạn có thể nhờ cán bộ địa chính thực hiện việc đo đạc này.
Sau khi đã được đo đạc, đối chiếu với hồ sơ lưu trữ, quản lý về đất đai, bạn sẽ lựa chọn phương án xử lý tối ưu cho trường hợp của mình.
Bước 2: Thương lượng, hòa giải với bên tranh chấp
Tự thương lượng, đàm phán, hòa giải là phương án tốn ít công sức, thời gian và chi phí nhất.
Việc thương lượng, tự hòa giải có thể có sự tham gia của cán bộ thôn/tổ dân phố, các ban ngành đoàn thể tại tổ dân phố.
Bước 3: Gửi đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất
Nếu không tự thương lượng, hòa giải được, bạn có thể lựa chọn cách giải quyết là gửi đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất (Điều 202 Luật Đất đai 2013);
Hòa giải thành thì các bên thực hiện đăng ký biến động theo biên bản hòa giải thành hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện;
Hòa giải không thành thì một trong hai bên hoặc cả hai bên có thể lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tại Bước 4.
Bước 4: Giải quyết tranh chấp đất đai
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là Tòa án nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp.
Khi hòa giải không thành, bạn có thể lựa chọn một trong hai nơi trên để giải quyết. Phán quyết cuối cùng của Tòa án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là căn cứ để các bên tuân thủ, chấp hành.
Kết luận: Để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp bị lấn, chiếm, các bên có thể lựa chọn cách tự hòa giải, thương lượng.
Nếu không tự hòa giải, thương lượng thì có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã hòa giải.
Trường hợp hòa giải không thành, các bên có thể yêu cầu Tòa án hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.