hieuluat
Chia sẻ email

Có thể nộp đơn ly hôn lại ngay khi bị tòa bác đơn mà không cần chờ 1 năm?

Quyền nộp lại đơn khởi kiện hiện nay được quy định như thế nào? Có thể nộp đơn ly hôn lại ngay khi bị tòa bác đơn mà không cần chờ 1 năm hay không? Nội dung này được thực hiện từ ngày 01/7/2024 theo Nghị quyết 01 năm 2024 như sau:

Câu hỏi: Em nộp đơn khởi kiện ly hôn với chồng (vì chồng ngoại tình) tại TAND quận Ba Đình mà bị tòa bác đơn thì có nộp lại luôn được không hay là phải chờ 1 năm mới được nộp lại ạ?

Có thể nộp đơn ly hôn lại ngay khi bị tòa bác đơn mà không cần chờ 1 năm từ 1/7/2024?

Có thể nộp đơn ly hôn lại ngay khi bị tòa bác đơn mà không cần chờ 1 năm từ 1/7/2024?

Hiện nay theo Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 (đang có hiệu lực thi hành) có quy định trong trường hợp ly hôn đơn phương mà bị tòa án bác đơn thì sau thời gian 01 năm tính từ ngày bản án/quyết định của tòa bác đơn có hiệu lực, người đã gửi đơn khởi kiện mới được nộp lại đơn để yêu cầu giải quyết ly hôn.

Có thể thấy quy định này hạn chế quyền ly hôn, tuy nhiên cũng lưu ý áp dụng trong trường hợp pháp luật tố tụng chưa có quy định - phù hợp với quy định của Luật HNGĐ năm 2000. Sau đó, khi Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực thì quy định trên được các tòa án áp dụng tinh thần để trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1a Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự (TTDS) 2015.

Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP (có hiệu lực từ 01/7/2024) hướng dẫn cách áp dụng một số quy định đối với việc giải quyết vụ việc hôn nhân gia đình lại không đưa ra hạn chế như quy định cũ. Theo đó Nghị quyết 01/2024 chỉ đưa ra các trường hợp hạn chế quyền yêu cầu ly hôn đơn phương đối với chồng khi vợ đang có thai, sinh con và nuôi con dưới 12 tháng tuổi không kể con đẻ hay con nuôi; không có quy định về việc nộp lại đơn sau 01 năm bị bác đơn.

Đồng thời theo điểm b khoản 3 Điều 192 Bộ luật TTDS 2015 thì đương sự có quyền khởi kiện lại yêu cầu ly hôn mà trước đó đã bị tòa án chưa chấp nhận (bác đơn).

Do đó, người khởi kiện co thể nộp đơn ly hôn lại ngay khi bị tòa bác đơn mà không cần chờ 1 năm.

Các căn cứ để tòa bác đơn

Các căn cứ để tòa bác đơn

Theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tòa án trả lại đơn (bác đơn) khởi kiện trong các trường hợp sau:

- Người khởi kiện không có quyền hoặc không đủ năng lực hành vi TTDS theo đúng quy định pháp luật;

- Không có căn cứ yêu cầu ly hôn mà luật quy định (đời sống hôn nhân vẫn hạnh phúc, không có mâu thuẫn,...);

- Thuộc các trường hợp chồng không được yêu cầu ly hôn với vợ;

- Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết ly hôn của tòa án (nộp đơn sai thẩm quyền);

- Rút lại đơn khởi kiện.

Theo đó, những trường hợp này đều có chung đặc điểm là không đảm bảo được quyền yêu cầu khởi kiện, không đủ căn cứ hay không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nơi đương sự đã nộp đơn.

Hướng dẫn nộp đơn ly hôn đúng quy định pháp luật

Nộp đơn ly hôn theo đúng quy định pháp luật, đương sự cần lưu ý các nội dung sau:

- Thuộc các trường hợp được quyền yêu cầu ly hôn (đơn phương hoặc thuận tình hoặc theo yêu cầu của người thứ 3) theo đúng quy định Điều 51 Luật HNGĐ, không thuộc trường hợp chồng không được ly hôn khi vợ mang thai/nuôi con dưới 12 (mười hai) tháng tuổi.

- Có căn cứ yêu cầu ly hôn mà pháp luật HNCĐ quy định: Tình trạng đời sống hôn nhân mâu thuẫn trầm trọng, không thể kéo dài hoặc các ly do khác mà pháp luật quy định dẫn đến ly hôn.

- Nộp đơn đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Tòa án nhân dân (TAND) cấp huyện nơi bị đơn đang cư trú (thường trú hoặc tạm trú)/ nơi làm việc hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng/vợ cư trú/làm việc trong trường hợp thuận tình ly hôn; trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài thì nộp đơn tại Tòa án cấp tỉnh (xác định nơi cư trú, làm việc như truwnonfg hợp nộp tại Tòa án huyện).

- Hồ sơ đúng quy định pháp luật: Đơn yêu cầu giải quyết ly hôn, chứng nhận kết hôn, CCCD/Hộ chiếu của 2 vợ chồng, giấy khai sinh của các con, xác nhận cư trú, giấy tờ chứng minh về tài sản chung và các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan đến yêu cầu ly hôn.

- Nộp đầy đủ tạm ứng án phí theo hướng dẫn của Tòa án (Tùy trường hợp mà tiền tạm ứng sẽ có các mức khác nhau: khi có tranh chấp về tài sản hoặc không có).

Như vậy, việc nộp đơn ly hôn cần lưu ý đến quyền yêu cầu, căn cứ ly hôn, thẩm quyền của tòa án giải quyết, bộ hồ sơ yêu cầu cũng như các nghĩa vụ tạm ứng án phí ly hôn đúng quy định. Khi đảm bảo những nội dung này, đương sự sẽ nộp được đơn khởi kiện và được tiếp nhận để xử lý theo quy định về HNGĐ.

Trên đây là quy định về nội dung “Có thể nộp đơn ly hôn lại ngay khi bị tòa bác đơn mà không cần chờ 1 năm?”.

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  19006192 để hỗ trợ, giải đáp

Có thể bạn quan tâm

X