hieuluat
Chia sẻ email

Công an nghĩa vụ là gì? Tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ công an

Nghĩa vụ công an là nghĩa vụ tham gia vào lực lượng vũ trang nhân dân của công dân Việt Nam trong độ tuổi. Vậy công an nghĩa vụ là gì? Tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ công an được quy định thế nào?

 
Mục lục bài viết
  • Công an nghĩa vụ là gì?
  • Tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ công an hiện nay?
  • Quy định về khám sức khỏe nghĩa vụ công an 2023

Công an nghĩa vụ là gì?

Công an nghĩa vụ là gì?

Công an nghĩa vụ là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Công an nhân dân năm 2018 có thể hiểu công an nghĩa vụ là công dân Việt Nam trong độ tuổi quy định tham gia vào lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Cũng theo quy định trên thì công an nghĩa vụ có thời gian phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân là 24 tháng kể từ ngày nhập ngũ. Thế nhưngn, trong một số trường hợp đặc biệt thì công an nghĩa vụ sẽ được kéo dài và tiếp tục phục vụ tại ngũ theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an. 

Tuy nhiên, thời gian phục vụ kéo dài không quá 06 tháng. Các trường hợp công an nghĩa vụ được kéo dài thời gian phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân bao gồm:

  • Bảo đảm sẵn sàng chiến đấu;

  • Công an nghĩa vụ hết thời gian phục vụ tại ngũ nhưng đang trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ giúp đỡ người dân như phòng- chống thiên tai, dịch bệnh, làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ.

Công an nghĩa vụ sau khi hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời hạn 24 tháng theo quy định sẽ được tạo điều kiện học tập hoặc xét chuyển thẳng sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp trong lực lượng Công an nhân dân theo quy định tại Nghị định số 70/2019/NĐ-CP

Theo đó, tham gia nghĩa vụ công an vừa là nghĩa vụ và vừa là cơ hội để công dân Việt Nam có thể phát triển, rèn luyện bản thân để phục vụ chuyên nghiệp trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ công an hiện nay?

Tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ công an

Tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ công an

Để tham gia nghĩa vụ công an, công dân Việt Nam cần phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

  • Thứ nhất, về đối tượng tham gia nghĩa vụ công an: Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 70/2019/NĐ-CP, đối tượng thuộc diện được tuyển chọn tham gia nghĩa vụ công an bao gồm:

  • Công dân nam trong độ tuổi nhập ngũ theo quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Cụ thể, độ tuổi nhập ngũ là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Đối với công dân thuộc diện được tạm hoãn tham gia nghĩa vụ để học đại học, cao đẳng, học viện thì độ tuổi tham gia nghĩa vụ được kéo dài đến hết 27 tuổi;

  • Công dân nữ trong độ tuổi nhập ngũ như đã phân tích trên đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của lực lượng Công an nhân dân nếu tự nguyện và có nhu cầu tham gia thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét lựa chọn tham gia nghĩa vụ công an;

  • Tuỳ từng giai đoạn, thời kỳ cũng như nhu cầu của đơn vị, ngành nghề, Bộ trưởng Bộ Công an có thể quy định độ tuổi cụ thể đối với người tham gia nghĩa vụ công an và tuyển chọn công dân nữ tham gia nghĩa vụ.

  • Thứ hai, đối tượng thuộc diện tham gia nghĩa vụ công an cần đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 5 Nghị định số 70/2019/NĐ-CP:

  • Có lý lịch bản thân rõ ràng;

  • Chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng và các chính sách, pháp luật của Nhà nước;

  • Người tham gia nghĩa vụ quân sự không được có tiền án, tiền sự hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự về bất kỳ tội danh nào cũng như không bị áp dụng các biện pháp quản chế, giáo dục theo quy định;

  • Bảo đảm có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt và được quần chúng nhân dân nơi học tập, công tác và cư trú tín nhiệm;

  • Bảo đảm các tiêu chuẩn cần có của một hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo diện tham gia nghĩa vụ công an;

  • Về trình độ văn hoá: Tốt nghiệp THPT trở lên. Tuy nhiên, đối với khu vực miền núi, hải đảo xa xôi, vùng dân tộc thiểu số hoặc vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể tuyển chọn công an nghĩa vụ đã tốt nghiệp THCS trở lên;

  • Đảm bảo điều kiện sức khoẻ để có thể phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân.

Như vậy, công dân Việt Nam khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên có thể được lựa chọn để tham gia nghĩa vụ công an và được phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân.

Quy định về khám sức khỏe nghĩa vụ công an 2023

Quy định về khám sức khoẻ nghĩa vụ công an

Quy định về khám sức khoẻ nghĩa vụ công an

Hiện nay, việc thực hiện khám sức khỏe cho công dân tham gia nghĩa vụ công an vẫn được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 40 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015. 

Theo quy định này thì khám sức khỏe công dân tham gia nghĩa vụ công an năm 2023 được thực hiện theo quy trình sau:

  • Bước 1: Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định thành lập Hội đồng khám sức khỏe công dân tham gia nghĩa vụ công an theo đề nghị của cơ sở y tế cùng cấp. 

Hội đồng khám sức khỏe công dân tham gia nghĩa vụ công an được thành lập theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP;

  • Bước 2: Thủ trưởng cơ quan Công an cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khoẻ đối với công dân tham gia nghĩa vụ công an và được giao đến công dân tham gia nghĩa vụ trước khi tổ chức khám là 15 ngày;

  • Bước 3: Hội đồng khám sức khoẻ được thành lập ở bước 1 tổ chức khám sức khỏe cho công dân trong diện tham gia nghĩa vụ công an. 

Việc khám cho công dân tham gia nghĩa vụ được khám một cách tổng quát, tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết phải yêu cầu xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm: test ma tuý, HIV. Hội đồng khám sức khoẻ phải chịu trách nhiệm về nội dung kết quả khám cho công dân trong diện tham gia nghĩa vụ;

  • Bước 4: Niêm yết kết quả khám tại trụ sở UBND cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có kết quả.

Trên đây là một số quy định về công an nghĩa vụ hiện nay chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc về các quy định trên, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X