hieuluat
Chia sẻ email

Công chức 2 năm hoàn thành nhiệm vụ có bị tinh giản biên chế không?

Công chức 2 năm hoàn thành nhiệm vụ có bị tinh giản biên chế không? Chế độ đối với công viên chức bị tinh giản biên chế thế nào?

Mục lục bài viết
  • Công chức 2 năm hoàn thành nhiệm vụ có bị tinh giản biên chế không?
  • Các trường hợp thuộc diện tinh giản biên chế
  • Thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng chế độ gì?
Câu hỏi: Cho tôi hỏi hiện nay, công chức 2 năm hoàn thành nhiệm vụ có bị tinh giản biên chế không? Nếu thuộc diện tinh giản biên chế thì được hưởng chế độ gì?

Công chức 2 năm hoàn thành nhiệm vụ có bị tinh giản biên chế không?

Chào bạn, tinh giản biên chế là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách đối với những người thuộc diện tinh giản biên chế theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP.

Nếu công chức có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế được xếp loại vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực là đối tượng xem xét tinh giản biên chế.

Cụ thể, tại điểm đ Khoản 1 Điều 6 Nghị định 108/2014 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP quy định về trường hợp tinh giản biên chế như sau:

"đ) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

công chức 2 năm hoàn thành nhiệm vụ có bị tinh giản biên chếCông chức 2 năm hoàn thành nhiệm vụ có thuộc diện tinh giản biên chế?

Các trường hợp thuộc diện tinh giản biên chế

Căn cứ Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP thì có các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị tinh giản biên chế như liệt kê dưới đây:

1 - Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tài chính và tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

2 - Dôi dư do cơ cấu lại theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;

3 - Chưa đạt chuẩn trình độ với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, không có vị trí khác phù hợp để bố trí và không thể đào tạo lại hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác nhưng tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

4 - Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp vị trí đang đảm nhiệm nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không thể bố trí được việc làm khác hoặc được bố trí việc làm khác nhưng tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý đồng ý;

5 - Có 02 năm liên tiếp tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức có 01 năm xếp loại hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề thời điểm xét tinh giản biên chế nhưng tự nguyện tinh giản biên chế và được đồng ý;

6 - Có 02 năm liên tiếp tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được xếp loại hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế nhưng tự nguyện tinh giản biên chế và được đồng ý;

7 - Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế trong từng năm hoặc năm trước liền kề đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan BHXH chi trả trợ cấp ốm đau nhưng tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan trực tiếp quản lý đồng ý;

8 - Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan trực tiếp quản lý đồng ý;

9 - Viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ dôi dư do sắp xếp lại tổ chức hoặc do sắp xếp lại để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;

10 - Cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử tham gia quản lý hoặc đại diện theo ủy quyền phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước mà dôi dư do cơ cấu lại doanh nghiệp đó;

11 - Đã là cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền điều động sang công tác tại các hội được giao biên chế và ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí để trả lương nếu thuộc trường hợp thứ 5, 6, 7 trên.

Thuộc diện tinh giản biên chế được hưởng chế độ gì?

Căn cứ quy định tại Nghị định 108/2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 113/2018 và Nghị định 143/2020 thì cán bộ công chức viên chức bị tinh giản biên chế sẽ được hưởng các chế độ sau:

Người về hưu trước tuổi được:

- Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi

- Trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác có đóng BHXH

- Trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH, kể từ năm thứ 21 trở đi...

Người chuyển sang làm việc tại tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách được:

- Trợ cấp 03 tháng lương hiện hưởng;

- Trợ cấp 1/2 tháng lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH.

Xem tiếp: Xem tiếp: Chính sách về hưu theo diện tinh giản biên chế [mới nhất 2023]

HieuLuat vừa giải đáp thông tin cho câu hỏi công chức 2 năm hoàn thành nhiệm vụ có bị tinh giản biên chế. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X