Để chính thức trở thành một công chức, viên chức phải đạt yêu cầu trong thì gian tập sự. Vậy công chức tập sự không đạt yêu cầu có được tập sự tiếp?
Chế độ tập sự là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 115/2020/NĐ-CP giải thích từ ngữ "chế độ tập sự" như sau:
Chế độ tập sự là các quy định liên quan đến quá trình người được tuyển dụng vào viên chức làm quen với môi trường công tác và tập làm những công việc của vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp sẽ được bổ nhiệm quy định trong hợp đồng làm việc.
Ngoài ra, Theo Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về chế độ tập sự công chức.
Theo đó, người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
Như vậy, có thể hiểu chế độ tập sự của công chức, viên chức là thời gian, quá trình công chức, viên chức tập sự sẽ làm quen với môi trường công tác và phải làm các công việc của vị trí việc làm tương ứng với chức danh nghề được bổ nhiệm, tuyển dụng.
Công chức tập sự không đạt yêu cầu có được tập sự tiếp?
Công chức tập sự không đạt yêu cầu có được tập sự tiếp?
Trường hợp công chức tập sự không đạt yêu cầu thì có được tập sự tiếp không? Để trả lời câu hỏi này cần căn cứ tại Điều 24 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định về hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với người tập sự như sau:
Quyết định tuyển dụng bị hủy bỏ trong trường hợp người tập sự không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự hoặc có hành vi vi phạm đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đề nghị cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định bằng văn bản huỷ bỏ quyết định tuyển dụng.
Người tập sự bị huỷ bỏ quyết định tuyển dụng được cơ quan sử dụng công chức trợ cấp 01 tháng lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe về nơi cư trú.
Theo quy định trên, trường hợp công chức tập sự không đạt yêu cầu sau khi hết thúc thời gian tập sự hoặc có hành vi vi phạm đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật thì sẽ nhận văn bản hủy bỏ kết quả tập sự và không được tiếp tục tập sự tiếp. Các trường hợp có hành vi vi phạm chia thành các mức độ vi phạm như: Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng, vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng, vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Người công chức tập sự bị hủy bỏ quyết định tuyển dụng sẽ được trợ cấp 01 tháng phương, phụ cấp và một số chi phí khác theo quy định.
Viên chức tập sự không đạt yêu cầu xử lý thế nào?
Là công chức hay viên chức tập sự khi không đạt yêu cầu tập sự điều phải chấp nhận kết quả theo quy định chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại Điều 25 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, cụ thể:
Người tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc và hủy bỏ quyết định tuyển dụng khi không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự hoặc có hành vi vi phạm đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và báo cáo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Người tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc được đơn vị sự nghiệp công lập trợ cấp 01 tháng lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe về nơi cư trú.
Tương tự với công chức tập sự thì viên chức tập sự khi không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự hoặc có các hành vi vi phạm đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật theo quy định phải chấp nhận việc chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ quyết định tuyển dụng mà không được tập sự lại. Viên chức tập sự sẽ được hỗ trợ 01 tháng lương, phụ cấp hiện thưởng và một số chi phí khác.
Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp sau khi hết thời gian tập sự ra sao?
Đối với công chức:
Căn cứ Điều 23 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với người hoàn thành chế độ tập sự, cụ thể như sau:
Khi hết thời gian tập sự, người tập sự phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản theo các nội dung quy định người hướng dẫn tập sự phải nhận xét, đánh giá kết quả tập sự đối với người tập sự bằng văn bản. Các văn bản này được gửi người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức.
Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của người tập sự và nhận xét, đánh giá của người hướng dẫn tập sự, người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Trường hợp người tập sự đạt yêu cầu, người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức có văn bản đề nghị người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương cho công chức được tuyển dụng.
Đối với viên chức:
Theo Điều 24 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức đối với người tập sự sau khi hết thời gian tập sự như sau:
Khi hết thời gian tập sự, người tập sự phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản theo các nội dung quy định; người hướng dẫn tập sự có trách nhiệm nhận xét, đánh giá kết quả tập sự đối với người tập sự bằng văn bản. Các văn bản này được gửi người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của người tập sự và nhận xét, đánh giá của người hướng dẫn tập sự, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Như vậy, sau khi hết thời gian tập sự, người hướng dẫn tập sự có trách nhiệm nhận xét, đánh giá kết quả tập sự đối với người tập sự bằng văn bản.
Trường hợp người tập sự đạt yêu cầu, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định theo thẩm quyền hoặc có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương cho viên chức được tuyển dụng.
Có phải làm báo cáo tập sự khi kết thúc thời gian tập sự?
Có phải làm báo cáo tập sự khi kết thúc thời gian tập sự?
Vấn đề công chức, viên chức có phải làm báo cáo tập sự khi kết thúc thời gian tập sự là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay.
Tại Điều 23 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định: Khi hết thời gian tập sự, người tập sự phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản theo các nội dung quy định. Người hướng dẫn tập sự phải nhận xét, đánh giá kết quả tập sự đối với người tập sự bằng văn bản. Các văn bản này được gửi người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức.
Và, theo Điều 24 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức đối với người tập sự sau khi hết thời gian tập sự người tập sự cần phải lưu ý một số vấn đề như báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản, nhận đánh giá và nhận xét của người hướng dẫn cụ thể như sau:
Khi hết thời gian tập sự, người tập sự phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản theo các nội dung; Người hướng dẫn tập sự có trách nhiệm nhận xét, đánh giá kết quả tập sự đối với người tập sự bằng văn bản. Các văn bản này được gửi người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, công chức, viên chức sau khi kết thúc thời gian tập sự sẽ không được đương nhiên được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp mà phải tiến hành lập báo cáo kết quả tập sự theo quy định. Có thể thấy, việc một công chức, viên chức tập sự ngoài việc trải qua thời gian tập sự còn phải có đầy đủ các yếu tố khác như kỹ năng, kiến thức, trách nhiệm, đạo đức,... Mới có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu tập sự chứ không đương nhiên được bổ nhiệm sau khi kết thúc thời gian tập sự.
Trong báo cáo phải có nhận xét của người hướng dẫn, đánh giá kết quả tập sự bằng văn bản,... Chỉ khi các yêu cầu đạt yêu cầu người tập sự mới chính thức được bổ nhiệm và xếp lương chính thức.
Vấn đề “Công chức, viên chức tập sự không đạt yêu cầu có được tập sự tiếp?” đã được chúng tôi giải đáp. Nếu quý độc giả còn vấn đề cần giải đáp hay có nhu cầu được tư vấn về soạn thảo hợp đồng, soạn đơn hay các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ.