hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 25/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Công chứng 3 bên là gì? Rủi ro khi công chứng 3 bên?

Hiện nay, khi giao kết hợp đồng, giao dịch, có thể mọi người đã từng nghe qua “Công chứng 3 bên”. Vậy công chứng 3 bên là gì? Khi nào cần công chứng 3 bên? Rủi ro khi thực hiện công chứng 3 bên?

Mục lục bài viết
  • Công chứng 3 bên là gì?
  • Thủ tục công chứng 3 bên mới nhất
  • Rủi ro khi thực hiện công chứng 3 bên?
Câu hỏi: Tôi vay tiền tại ngân hàng V theo hình thức thế chấp tài sản của bạn tôi là Bà N. Khi làm hồ sơ giải ngân, Ngân hàng V yêu cầu chúng tôi phải thực hiện thủ tục công chứng 3 bên. Cho tôi hỏi công chứng 3 bên là gì? Có cần thiết phải thực hiện không? Rủi ro khi thực hiện công chứng 3 bên là gì?

Công chứng 3 bên là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014, công chứng được định nghĩa là việc cá nhân, tổ chức bắt buộc (trong một số trường hợp) hoặc tự nguyện yêu cầu được chứng nhận tính xác thực, đúng đắn, hợp pháp của bất kỳ hợp đồng, giao dịch dân sự nào bằng văn bản; hoặc chứng nhận tính chính xác, đúng đắn, hợp pháp, không trái với đạo đức xã hội của bản dịch (từ ngôn ngữ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại) của bất kỳ giấy tờ, văn bản nào.

Việc công chứng được thực hiện bởi công chứng viên của 01 tổ chức hành nghề công chứng chứng.

Pháp luật Việt Nam nói chung và Luật công chứng 2014 hiện hành nói riêng hiện tại không có khái niệm về “công chứng 3 bên”.

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật công chứng 2014, các hợp đồng, giao dịch được công chứng sẽ có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan.

Do đó, có thể hiểu rằng đối với công chứng 3 bên, hợp đồng, giao dịch được công chứng sẽ có sự tham gia của 03 bên (tổ chức, cá nhân yêu cầu công chứng; người thực hiện công chứng viên và bên thứ ba khác), cụ thể như sau:

- Tổ chức, cá nhân yêu cầu công chứng: Đây là 01 trong các bên trong hợp đồng, giao dịch dân sự. 

- Người thực hiện công chứng: Công chứng viên của 01 tổ chức hành nghề công chứng.

- Bên thứ 03: Trong 01 số trường hợp, hợp đồng, giao dịch dân sự sẽ có nhiều hơn 02 bên, có thể kể đến như sau: 

  • Hợp đồng mua bán: Bên mua và bên bán; 

  • Hợp đồng tặng cho: Bên tặng cho và bên nhận tặng cho;

  • Hợp đồng hợp tác: Việc thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp tác kinh doanh. 03 bên sẽ kí kết, thỏa thuận với nhau thông qua các điều khoản trong hợp đồng mà mỗi bên có nghĩa vụ phải thực hiện nó.

  • Hợp đồng thế chấp: Bên cho vay (bên nhận thế chấp), Bên vay và Bên thế chấp tài sản.

Dạng hợp đồng thế chấp vay ngân hàng là dạng hợp đồng phổ biến sử dụng hình thức công chứng 3 bên. Theo đó, Bên vay sẽ tiến hành ký kết hợp đồng 3 bên với Bên cho vay (ngân hàng) và Bên thế chấp tài sản. Bên thế chấp tài sản khi này sẽ là bên thứ ba khác có liên quan đến giao dịch và sẽ chịu trách nhiệm về khoản vay của Bên vay bằng khoản tài sản mà mình đã thế chấp.

Công chứng 3 bên là gì?

Công chứng 3 bên là gì?

Thủ tục công chứng 3 bên mới nhất

Pháp luật Việt Nam hiện tại chưa quy định chi tiết về thủ tục công chứng 3 bên, do đó việc công chứng được thực hiện theo thủ tục thông thường. Mỗi loại giấy tờ sẽ có sự khác nhau về thủ tục, tuy nhiên thủ tục chung khi công chứng hợp đồng, giao dịch được soạn sẵn quy định tại Điều 40 Luật công chứng 2014 như sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ công chứng, bao gồm:

- Bản chính Phiếu yêu cầu công chứng;

- Bản dự thảo hợp đồng, giao dịch yêu cầu công chứng;

- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng;

- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ (trường hợp công chứng giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu/ sử dụng tài sản)

- Bản sao các loại giấy tờ khác có liên quan.

Bước 2. Mang hồ sơ đến văn phòng công chứng hoặc tổ chức hành nghề công chứng

Bước 3. Công chứng viên kiểm tra tính hợp pháp của giấy tờ yêu cầu công chứng và ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch trong trường hợp hợp đồng, giao dịch đều xác thực, hợp pháp. 

Thủ tục công chứng 3 bên

Thủ tục công chứng 3 bên mới nhất

Rủi ro khi thực hiện công chứng 3 bên?

Dù là công chứng 2 bên hay 3 bên, các bên trong hợp đồng, giao dịch yêu cầu công chứng đều phải đáp ứng các yêu cầu sau để tránh gặp các rủi ro không đáng có:

- Có năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự;

- Hợp đồng, giao dịch được xác lập, ký kết và thực hiện công chứng trên tinh thần tự nguyện của các bên, không có dấu hiệu của sự đe dọa, ép buộc;

- Nội dung trong hợp đồng, giao dịch dân sự phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, không vi phạm các điều cấm và đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật;

- Đối với bên trong hợp đồng, giao dịch thực hiện công chứng là tổ chức có tư cách pháp nhân, chủ thể giao kết, thực hiện công chứng phải là người có thẩm quyền đại diện tổ chức đó (người đại diện theo pháp luật, giám đốc, tổng giám đốc,...) được quy định trong Điều lệ công ty.

Trên đây là phân tích của chúng tôi về công chứng 3 bên, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng thông qua hotline số  19006199 .
Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X