hieuluat
Chia sẻ email

Công chứng giấy ủy quyền ở đâu? Cần những gì?

Công chứng giấy ủy quyền ở đâu? Công chứng giấy ủy quyền cần những gì? Công chứng giấy ủy quyền như thế nào? Công chứng giấy ủy quyền bao nhiêu tiền? Xem giải đáp các thắc mắc này thông qua bài viết sau.

Mục lục bài viết
  • Công chứng giấy ủy quyền ở đâu?
  • Công chứng giấy ủy quyền cần những gì?
  • Công chứng giấy ủy quyền như thế nào?
  • Công chứng giấy ủy quyền bao nhiêu tiền?

*** Công chứng giấy uỷ quyền có bản chất là việc thực hiện chứng thực chữ ký trong giấy uỷ quyền. 

Công chứng giấy ủy quyền ở đâu?

Công chứng giấy ủy quyền ở đâu?

Công chứng giấy ủy quyền ở đâu?

Giấy uỷ quyền được xem là hành vi pháp lý đơn phương của một cá nhân/tổ chức thực hiện uỷ quyền cho cá nhân/tổ chức khác nhân danh mình thực hiện công việc nhất định mà không cần thể hiện rõ sự đồng ý của bên được ủy quyền.

Hiện nay, thẩm quyền công chứng giấy ủy quyền (chứng thực chữ ký trong văn bản ủy quyền) được quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:

- Thứ nhất là Phòng Tư pháp tại cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh). Trong đó, người thực hiện việc chứng thực là Trưởng phòng/Phó Trưởng phòng Tư pháp.

- Thứ hai là Uỷ ban nhân dân tại cấp xã (xã, phường, thị trấn).Trong đó, người thực hiện chứng thực là Chủ tịch/Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Thứ ba là Công chứng viên tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng

Theo đó, để công chứng giấy uỷ quyền anh/chị có thể đến Phòng Tư pháp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã, Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.

Việc chứng thực chữ ký trong giấy uỷ quyền được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức nêu trên trừ trường hợp người yêu cầu thuộc đối tượng già yếu, không thể đi lại được, đang bị  tạm giam, tạm giữ, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.

Công chứng giấy ủy quyền cần những gì?

Công chứng giấy ủy quyền cần những gì?

Công chứng giấy ủy quyền cần những gì?

Khi thực hiện công chứng giấy ủy quyền cần những giấy tờ sau:

- Giấy tờ dùng để xuất trình gồm:

+ Bản chính Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu còn trong hạn sử dụng; 

+ Giấy ủy quyền sẽ ký. Trường hợp không có dự thảo giấy uỷ quyền thì người có thẩm quyền thực hiện soạn thảo giấy uỷ quyền theo phạm vi uỷ quyền của người có yêu cầu.

Tùy vào quy định, yêu cầu và các trường hợp khác nhau thì người có thẩm quyền thực hiện công chứng giấy ủy quyền có thể yêu cầu xuất trình hoặc nộp các giấy tờ liên quan ví dụ như sổ lương hưu (đối với trường hợp Uỷ quyền nhận lương hưu, giấy hẹn trả kết quả nhận sổ đỏ của cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ (đối với trường hợp Uỷ quyền nhận sổ đỏ)...

- Giấy tờ dùng để nộp gồm:

+ Bản sao hoặc bản sao có chứng thực Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu còn trong hạn sử dụng;

Công chứng giấy ủy quyền như thế nào?

Căn cứ Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP công chứng giấy ủy quyền (chứng thực chữ ký trong văn bản ủy quyền) được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Người yêu cầu trình bày yêu cầu công chứng giấy ủy quyền

Người yêu cầu đến Phòng Tư pháp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã, Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng trình bày yêu cầu chứng thực giấy ủy quyền. Cụ thể gồm thông tin của các bên ủy quyền và nhận ủy quyền, phạm vi uỷ quyền, nội dung uỷ quyền và thời hạn uỷ quyền…

Bước 2: Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ 

Người tiếp nhận yêu cầu kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ thì tiến hành bước tiếp theo hoặc yêu cầu bổ sung và hướng dẫn hoàn thiện giấy tờ nếu chưa đầy đủ hồ sơ.

Sau khi người có thẩm quyền tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, giấy tờ thì người có thẩm quyền thực hiện soạn dự thảo giấy uỷ quyền (nếu có). 

Bước 3: Thực hiện chứng thực chữ ký trong văn bản ủy quyền

Sau khi đã đầy đủ giấy tờ theo quy định thì nếu tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực có minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực thì người yêu cầu thực hiện việc ký trước mặt người có thẩm quyền chứng thực và chứng thực theo quy định:

- Ghi đầy đủ lời chứng thực chữ ký trong văn bản ủy quyền theo mẫu quy định. Cụ thể thì lời chứng phải ghi ngay dưới chữ ký được chứng thực hoặc trang liền sau của trang có chữ ký được chứng thực. Trường hợp lời chứng được ghi tại tờ liền sau của trang có chữ ký thì đóng dấu giáp lai giữa văn bản và trang ghi lời chứng.

- Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi sổ chứng thực.
(Lưu ý nếu giấy tờ/văn bản có từ 2 trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ/văn bản có từ 2 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Bước 4: Kiểm tra lại giấy tờ và xác định người yêu cầu chứng thực chữ ký trong văn bản ủy quyền là minh mẫn, làm chủ được hành vi, nhận thức được việc chứng thực chữ ký

Bước 5: Trả hết quả giấy uỷ quyền đã được chứng thực.

Công chứng giấy ủy quyền bao nhiêu tiền?

Phí công chứng giấy ủy quyền (chứng thực chữ ký trong văn bản ủy quyền) là 10.000 đồng/trường hợp (theo Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC). 

Trường hợp theo quy định này được hiểu là 01 hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ/văn bản.

Trên đây là thông tin về vấn đề công chứng giấy ủy quyền. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số  19006192 để được hỗ trợ.
Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X