hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 13/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Công đoàn cơ sở có con dấu không? Quản lý và sử dụng thế nào?

Công đoàn cơ sở được thành lập để bảo đảm và bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động tham gia vào quan hệ lao động. Vậy công đoàn cơ sở có con dấu không? Con dấu của công đoàn cơ sở được quản lý và sử dụng thế nào?

 
Mục lục bài viết
  • Công đoàn cơ sở có con dấu không?
  • Quy định về con dấu của công đoàn cơ sở
  • Thứ nhất, về hình dáng và kích thước:
  • Thứ hai, về đường chỉ của con dấu: 
  • Thứ ba, về nội dung con dấu: 

Công đoàn cơ sở có con dấu không?

Công đoàn cơ sở có con dấu không?

Công đoàn cơ sở có con dấu không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Công đoàn năm 2012 thì công đoàn cơ sở là một tổ chức cấp cơ sở của Công đoàn, là công đoàn của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý công nhận theo quy định chung của pháp luật và quy định cụ thể của Điều lệ Công đoàn hiện hành. 

Theo đó, công đoàn cơ sở được biết đến là một tổ chức thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam. Vậy công đoàn cơ sở có con dấu không? 

Hiện nay, việc quản lý và sử dụng con dấu của các tổ chức công đoàn trong hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BCA-TLĐ của Bộ Công an và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. 

Theo quy định tại mục I của Thông tư liên tịch này thì công đoàn cơ sở là đơn vị thuộc hệ thống Công đoàn Việt Nam được sử dụng con dấu. 

Công đoàn cơ sở được phép sử dụng con dấu được điều chỉnh bởi Thông tư liên tịch này bao gồm:

  • Công đoàn thuộc các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công lập, các cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị và được gọi chung là Công đoàn cơ sở (CĐCS);

  • Nghiệp đoàn;

  • Công đoàn lâm thời.

Căn cứ theo quy định tại mục III Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BCA-TLĐ này thì con dấu của công đoàn cơ sở được khắc theo quy định tại mục II của Thông tư này và việc sử dụng con dấu của công đoàn cơ sở sẽ do Công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý quyết định. 

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì Công đoàn cơ sở là tổ chức có con dấu riêng nhưng việc cho phép sử dụng con dấu sẽ do Công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý quyết định. 

Theo đó, để có thể sử dụng con dấu riêng thì đại diện Công đoàn cơ sở sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký con dấu và được sự cho phép của cấp trên.

Quy định về con dấu của công đoàn cơ sở

Quy định về con dấu của công đoàn cơ sở

Quy định về con dấu của công đoàn cơ sở

Hiện nay, Công đoàn cơ sở sử dụng con dấu riêng thì con dấu đó phải tuân theo mẫu con dấu được Tổng liên đoàn lao động Việt Nam thống nhất với Bộ Công an thông qua quy định tại mục II Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BCA-TLĐ. 

Theo quy định này thì con dấu của Công đoàn cơ sở sẽ được khắc theo mẫu sau:

Thứ nhất, về hình dáng và kích thước:

  • Con dấu của Công đoàn cơ sở phải là hình tròn để thống nhất với tất cả các con dấu của các cấp công đoàn thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam;

  • Con dấu của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn và công đoàn lập thời có đường kính là 34mm;

  • Con dấu của công đoàn cơ sở thành viên có đường kính là 32mm.

Thứ hai, về đường chỉ của con dấu: 

Theo quy định của Thông tư liên tịch này thì mẫu dấu của tất cả các cấp thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam sẽ có 02 đường chỉ, trong đó đường chỉ ngoài là hai đường tròn sát nhau và đường chỉ trong là một đường tròn nét nhỏ. Theo quy định thì đường chỉ trong và đường chỉ ngoài của con dấu Công đoàn cơ sở có khoảng cách là 4mm;

Thứ ba, về nội dung con dấu: 

Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt Công đoàn cơ sở với các cấp công đoàn khác của hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam:

  • Nội dung con dấu của công đoàn cơ sở, công đoàn lâm thời và nghiệp đoàn:

  • Xung quanh vành ngoài của con dấu khắc tên Công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý, có ngôi sao nhỏ ở giữa phía dưới con dấu và cuối dòng chữ khắc tên này;

  • Ở giữa con dấu được khắc “BCH Công đoàn + tên của CĐCS”.

  • Nội dung con dấu của công đoàn cơ sở thành viên:

  • Xung quanh vành ngoài của con du khắc tên Công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý Công đoàn cơ sở này;

  • Ở giữa con dấu được khắc “BCH Công đoàn + tên của đơn vị sử dụng con dấu”.

Như vậy, con dấu của Công đoàn cơ sở sẽ được khắc theo mẫu nêu trên, phải đầy đủ thông tin, chính xác về hình dạng, kích thước, đường chỉ được quy định bởi Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BCA-TLĐ.

Thủ tục đăng ký con dấu công đoàn hiện nay

Hiện nay, để có thể đăng ký khắc con dấu côn đoàn thì công đoàn phải được thành lập và có quyết định thành lập theo quy định pháp luật và quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2020.

 Theo đó, thủ tục đăng ký con dấu công đoàn được thực hiện theo trình tự cũng như nguyên tắc được quy định tại tiểu mục 3 Mục III Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BCA-TLĐ. Cụ thể việc đăng ký con dấu công đoàn được thực hiện theo trình tự các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị khắc con dấu:

Hồ sơ đăng ký khắc con dấu mới cho công đoàn bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị cấp con dấu công đoàn;

  • Bản chính hoặc Bản sao có công chứng Quyết định thành lập và cho phép sử dụng con dấu công đoàn do cấp có thẩm quyền cấp;

  • Giấy giới thiệu công đoàn mới do Công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý cấp;

  • Giấy tờ tuỳ thân của người đại diện công đoàn đi khắc dấu: căn cước công dân, chứng minh nhân dân,...

  • Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

Theo quy định của Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BCA-TLĐ thì cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục khắc dấu cho công đoàn các cấp bao gồm:

  • Cục cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Tổng cục Cảnh sát thuộc Bộ Công an có thẩm quyền giải quyết thủ tục khắc dấu đối với con dấu công đoàn của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Công đoàn của ngành trung ương và những đơn vị trực thuộc quản lý trực tiếp của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam;

  • Công an địa phương PC13 có thẩm quyền giải quyết thủ tục khắc con dấu công đoàn đối với các tổ chức công đoàn còn lại thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam.

  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tiếp nhận hồ sơ và cấp phiếu hẹn lấy dấu cho người đăng ký;

  • Bước 4: Công đoàn đăng ký đến nhận dấu theo phiếu hẹn và con dấu được khắc xong phải được lưu chiểu mẫu dấu tại cơ quan công an khắc dấu;

  • Bước 5: Công đoàn phải có thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức có liên quan được biết về con dấu của công đoàn mình trước khi sử dụng con dấu.

Trên đây là quy định về con dấu của công đoàn cơ sở mà chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc về các quy định trên, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X