hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 25/03/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Công ty có được vay tiền của cá nhân không?

Trong hoạt động kinh doanh, việc cần vay tiền là một phần không thể thiếu. Tuy nhiên, thay vì hướng đến việc vay từ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, một số công ty có thể cân nhắc tới việc vay tiền từ cá nhân. Tuy nhiên, công ty có được vay tiền của cá nhân không?

Câu hỏi: Công ty tôi hiện nay đang trong tình trạng khó khăn, không thể vay thế chấp ở ngân hàng được nên tôi đang suy nghĩ đến hướng vay tiền của cá nhân để khắc phục tình trạng khó khăn của công ty. Cho tôi hỏi liệu rằng công ty có thể vay tiền từ cá nhân khác được không? Có phải nộp thuế không?

Công ty có được vay tiền của cá nhân không?

Hiện nay, pháp luật không cấm công ty vay tiền từ cá nhân, đồng thời cũng có quy định về việc vay tiền giữa công ty và cá nhân như sau:

Công ty có được vay tiền của cá nhân không?

Công ty có được vay tiền của cá nhân không?

Theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP thì doanh nghiệp/công ty được phép vay tiền mặt của cá nhân để nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động, kinh doanh của công ty.

Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 09/2015/TT-BTC, các doanh nghiệp/công ty không phải tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịch/hợp đồng vay, cho vay và trả nợ vay thì phải sử dụng một trong các hình thức thanh toán như sau:

+ Dùng Séc;

+ Ủy nhiệm chi – chuyển tiền;

+ Các cách thức thanh toán không sử dụng tiền mặt theo quy định pháp luật.

Tóm lại, theo quy định trên thì Công ty có thể vay vốn của cá nhân. Chỉ cần lưu ý về hình thức thanh toán khoản vay và nợ vay. Nếu công ty vay vốn cá nhân không cần phải chuyển khoản tiền cho vay và trả nợ. Cá nhân có thể cho công ty vay bằng tiền mặt và khi trả nợ công ty cũng có thể dùng tiền mặt để trả nợ cho cá nhân.

Dựa trên các quy định trên, có thể kết luận việc vay tiền giữa cá nhân và công ty không bị bắt buộc về hình thức giao dịch theo quy định mà các bên có thể thực hiện bằng bất kỳ hình thức theo sự thỏa thuận trong hợp đồng vay: dùng tiền mặt hoặc các hình thức chuyển khoản khác.

Công ty vay tiền cá nhân có lãi suất không?

Theo quy định hiện hành thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng vay tiền.

Tuy nhiên, căn cứ Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 thì lãi suất do các bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của tổng số tiền vay, trừ trường hợp có quy định khác. Với mức lãi suất mà các bên thỏa thuận vượt quá 20% này thì giá trị phần lãi suất vượt quá sẽ bị vô hiệu.

Trường hợp hợp đồng vay có thỏa thuận về lãi vay, nhưng các bên không xác định rõ lãi suất là bao nhiêu thì nếu có tranh chấp xảy ra, lãi suất sẽ được áp dụng theo mức là 10%/năm tại thời điểm trả nợ.

Như vậy, với quy định trên, mức lãi suất cho vay giữa cá nhân và công ty sẽ do các bên thỏa thuận và đảm bảo không được vượt quá 20%/năm của tổng số tiền vay. Bạn đọc cần lưu ý mức lãi suất này để tránh trường hợp vi phạm điều cấm của luật, dẫn đến điều khoản này có thể bị tuyên vô hiệu và không có giá trị pháp lý trên thực tiễn.

Cá nhân cho công ty vay tiền có phải nộp thuế không?

Theo Điều 49 của Luật Quản lý thuế, nguyên tắc ấn định thuế được xác định dựa trên việc cơ quan quản lý thuế sẽ xác định số tiền thuế phải nộp hoặc căn cứ vào từng yếu tố, căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp.

Cá nhân cho công ty vay tiền có phải nộp thuế không?

Cá nhân cho công ty vay tiền có phải nộp thuế không?

Khi cá nhân cho doanh nghiệp vay tiền, có hai trường hợp xảy ra:

1. Trường hợp 1: Cá nhân cho doanh nghiệp vay hoặc mượn tiền với lãi suất 0% và thu nhập là 0đ, thì thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) sẽ là 0.

2. Trường hợp 2: Cá nhân cho doanh nghiệp vay hoặc mượn tiền với lãi suất lớn hơn 0% và thu nhập là lớn hơn 0đ, thì thuế TNCN sẽ được tính theo công thức: (Tổng tiền vay/mượn x % lãi suất) x 5%.

Người nộp thuế sẽ phải nộp số thuế đã ấn định theo thông báo của cơ quan quản lý thuế. Trong trường hợp không đồng ý với số thuế do cơ quan quản lý thuế đã ấn định, người nộp thuế vẫn phải nộp số thuế đó. Tuy nhiên, họ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích hoặc khiếu nại, khởi kiện về việc ấn định thuế đối với mình.

Mẫu hợp đồng vay tiền giữa cá nhân và công ty

Hợp đồng vay là một phần quan trọng của việc vay tiền giữa cá nhân và công ty. Hợp đồng này cần phải bao gồm các điều khoản cụ thể về số tiền vay, mục đích sử dụng, thời gian trả nợ, lãi suất (nếu có), và các điều khoản pháp lý khác. Việc lập hợp đồng rõ ràng và minh bạch giúp tránh được những hiểu lầm và tranh cãi sau này.

Mời bạn đọc tham khảo mẫu hợp đồng vay tiền giữa cá nhân và công ty tại đây:

Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
‎ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------‎

HỢP ĐỒNG CHO VAY TIỀN

- Căn cứ Bộ luật dân sự 2015;

- Căn cứ nhu cầu của các bên

Hôm nay ngày ..... tháng ..... năm ........

Tại địa điểm: ..............................................................................................................

(Nếu vay Ngân hàng và hợp tác xã tín dụng, thì có thêm yếu tố xét đơn xin của đương sự).

Chúng tôi gồm có:

Bên A: (Bên cho vay)

+ Địa chỉ: ......................................................................................................................

+ Điện thoại: ..................................................................................................................

+ Đại diện là: .................................................................................................................

+ CMND/CCCD số ......................................... cấp ngày ……………..tại…………….

Bên B: (Bên vay)

+ Công ty : ....................................................................................................................

+ M ã số thuế: ......................................... cấp ngày ……………..tại…………….

+ Địa chỉ trụ sở: ......................................................................................................................

+ Email: ..................................................................................................................... ......

+ Điện thoại: ..................................................................................................................

Sau khi thỏa thuận cùng nhau ký hợp đồng vay tiền với các điều khoản sau:

Điều 1: Về số lượng tiền vay

Bên A đồng ý cho bên B vay số tiền:

+ Bằng số: ………………………...................................................................................

+ Bằng chữ: …………………….................................................................……………

Điều 2: Thời hạn và phương thức vay

2.1. Thời hạn vay là ………….……… tháng

+ Kể từ ngày ……… tháng ……. năm ………

+ Đến ngày …….. tháng ……… năm ……….

2.2. Phương thức vay (có thể chọn các phương thức sau):

+ Chuyển khoản qua tài khoản: …………..........................................................................…

+ Mở tại ngân hàng: ………………..............................................................……………....

+ Cho vay bằng tiền mặt

Chuyển giao thành ……....................… đợt

- Đợt 1: ……………………..................................................................................…

- Đợt 2: ……………………......................................................................…….........

Điều 3: Lãi suất

3.1 Bên B đồng ý vay số tiền trên với lãi suất ……….. % một tháng tính từ ngày nhận tiền vay.

3.2 Tiền lãi được trả hàng tháng đúng vào ngày thứ 30 tính từ ngày vay, lãi trả chậm bị phạt …….. % tháng.

3.3 Trước khi hợp đồng này đáo hạn ….. ngày; nếu bên B muốn tiếp tục gia hạn phải được sự thỏa thuận trước tại địa điểm ........

3.4 Trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực không thay đổi mức lãi suất cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng này.

3.5 Khi nợ đáo hạn, bên B không trả đủ vốn và lãi cho bên A, tổng số vốn và lãi còn thiếu sẽ chuyển sang nợ quá hạn, và chịu lãi suất tính theo nợ quá hạn là ........ % một tháng.

3.6 Thời hạn thanh toán nợ quá không quá ........ ngày nếu không có sự thỏa thuận nào khác của hai bên.

Điều 4: Biện pháp bảo đảm hợp đồng

4.1 Bên B bằng lòng thế chấp (hoặc cầm cố) tài sản thuộc sở hữu của mình là ……… và giao toàn bộ bản chính giấy chủ quyền tài sản cho bên A giữ (có thể nhờ người khác có tài sản đưa giấy tờ sở hữu đến bảo lãnh cho bên B vay). Việc đưa tài sản ra bảo đảm đã được hai bên lập biên bản đính kèm sau khi có xác nhận của phòng Công chứng Nhà nước tỉnh (thành) .......................................

4.2 Khi đáo hạn, bên B đã thanh toán tất cả vốn và lãi cho bên A, thì bên này sẽ làm các thủ tục giải tỏa thế chấp (hoặc cầm cố, bảo lãnh) và trao lại bản chính giấy chủ quyền tài sản đã đưa ra bảo đảm cho bên B.

4.3 Bên B thỏa thuận rằng, nếu không trả đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng này sau …….. ngày thì bên A có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền phát mại tài sản đưa ra bảo đảm để thu hồi khoản nợ quá hạn từ bên B.

Điều 5: Trách nhiệm chi trả những phí tổn có liên quan đến hợp đồng.

Những chi phí có liên quan đến việc vay nợ như: tiền lưu kho tài sản bảo đảm, phí bảo hiểm, lệ phí tố tụng, v.v… bên B có trách nhiệm thanh toán.

Điều 6: Những cam kết chung

6.1 Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng này, nếu những nội dung khác đã quy định trong pháp luật Nhà nước không ghi trong hợp đồng này, hai bên cần tôn trọng chấp hành.

6.2 Nếu có tranh chấp xảy ra, hai bên sẽ giải quyết bằng thương lượng.

6.3 Nếu tự giải quyết không thỏa mãn, hai bên sẽ chuyển vụ việc tới Tòa án nhân dân… nơi hai bên vay cư trú.

Điều 7: Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ...... tháng ....... năm ....... đến ngày ....... tháng ....... năm .......

Hợp đồng này được lập thành ....... bản. Mỗi bên giữ ....... bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A
‎ Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN B
‎ Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu)

Trên đây là thông tin gửi đến bạn đọc về các quy định liên quan đến hoạt động vay tiền giữa cá nhân và công ty. Qua nội dung bài viết có thể biết được công ty có được vay tiền của cá nhân không?

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  1900.6199 để hỗ trợ, giải đáp

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X