hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 05/04/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Công ty phá sản không trả lương, giải quyết thế nào?

Trong thời buổi suy thoái kinh tế, không hiếm các công ty sớm mở rồi lại phá sản nhanh. Trường hợp đang đi làm mà công ty phá sản không trả lương phải làm sao?

Mục lục bài viết
  • Công ty phá sản không trả lương thì xử lý như thế nào?
  • Công ty phá sản không trả lương có bồi thường không?
  • Quyền lợi người lao động khi công ty phá sản
Câu hỏi: Tôi là công nhân cho một công ty may giày da để xuất khẩu sang Hàn Quốc. Tuy nhiên, công ty đã nợ tôi 2 tháng lương thì phá sản nên tôi vẫn chưa nhận được 2 tháng tiền lương mà không biết phải liên hệ ai hay làm thế nào. Vậy công ty phá sản không trả lương thì xử lý như thế nào?

Công ty phá sản không trả lương thì xử lý như thế nào?

Công ty phá sản không trả lương thì xử lý như thế nào?Công ty phá sản không trả lương thì xử lý như thế nào?

Theo quy định hiện hành thì ngoài việc công ty phá sản phải thanh toán lương và đóng các khoản tiền BHXH bắt buộc ra thì còn phải trả trợ cấp thôi việc, các quyền lợi khác theo thỏa ước lao động các bên, còn lại thì không phải bồi thường cho người lao động trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 48 Bộ luật lao động 2019, quy định chi tiết về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do phá sản phải trả tiền lương, các loại bảo hiểm bắt buộc như BHXH, BHYT, BHTN, trợ cấp thôi việc mà một số quyền lợi khác.

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản 2014 cũng quy định thêm về thứ tự phân chia tài sản khi doanh nghiệp bị phá sản như sau:

  1. Chi phí phá sản;

  2. Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;

  3. Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

  4. Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.”

Lưu ý: Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định nêu trên thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Theo đó, trường hợp đang làm việc nhưng công ty bạn đang làm bị phá sản thì người lao động vẫn có quyền được phía công ty trả lương, bảo hiểm, trợ cấp thôi việc và một số quyền lợi khác.

Tuy nhiên, trước hết công ty phải ưu tiên thanh toán các khoản chi phí phá sản thì mới tiến hành thanh toán và thực hiện quyền lợi cho người lao động theo quy định.

Công ty phá sản không trả lương có bồi thường không?

Công ty phá sản không trả lương có bồi thường không?Công ty phá sản không trả lương có bồi thường không?

Tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động có thể bị xử phạt hành chính với mức tiền:

  • Từ 01 - 02 triệu đồng đối với vi phạm từ 01 người - 10 người lao động;

  • Từ 02 - 05 triệu đồng  đồng đối với vi phạm từ 11 người - 50 người lao động;

  • Từ 05 - 10 triệu  đồng đối với vi phạm từ 51 người -  100 người lao động;

  • Từ 10 - 15 triệu  đồng đối với vi phạm từ 101 người -  300 người lao động;

  • Từ 15- 20 triệu đồng  đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Như vậy, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định trong trường hợp phá sản. 

Trường hợp công ty đã chi trả xong các khoản chi phí phá sản và vẫn còn khả năng thanh toán lương, trợ cấp thôi việc,... nhưng vẫn không thực hiện nghĩa vụ thì có thể chịu mức phạt hành chính từ thấp nhất là 1 triệu đồng đến cao nhất là 20 triệu đồng tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm.

Quyền lợi người lao động khi công ty phá sản

Tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi công ty bị phá sản cần phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản như sau:

  • Tiền lương;

  • Bảo hiểm xã hội;

  • Bảo hiểm y tế;

  • Bảo hiểm thất nghiệp; 

  • Trợ cấp thôi việc; 

  • Các quyền lợi khác.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

  • Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

  • Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do công ty phá sản ngoài được thanh toán lương ra còn được tham gia các loại BHXH bắt buộc theo thời gian làm việc thực tế tại công ty. 

Ngoài ra, do công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dẫn đến người lao động chưa thể tìm việc làm khác thay thế ngay nên phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định.

Trên đây là thông tin về Đang đi làm mà công ty phá sản không trả lương?

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  1900.6199 để hỗ trợ, giải đáp

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X