hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 30/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Công ty TNHH là gì? So sánh các loại công ty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là loại hình doanh nghiệp rất phổ biến nhưng cụ thể công ty TNHH là gì, đặc điểm ra sao thì không phải ai cũng nắm được. Cùng tìm hiểu về công ty TNHH qua bài viết sau.

Câu hỏi: Tôi đang nghiên cứu về các loại hình doanh nghiệp. Tôi không biết Công ty TNHH được hiểu chính xác là như thế nào? Các loại công ty TNHH có đặc điểm gì khác nhau?

Công ty TNHH là gì?

Công ty TNHH là gì?

Công ty TNHH là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm đối với công ty TNHH. Tuy nhiên có thể hiểu công ty TNHH là hình thức doanh nghiệp mà một hoặc các thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp của mình.

Đồng thời, theo quy định hiện hành thì công ty TNHH bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Cụ thể:

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 - 50 thành viên là cá nhân, tổ chức. Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định của khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

- Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ công ty.

Đặc điểm của công ty TNHH

Đặc điểm của công ty TNHH

Đặc điểm của công ty TNHH

- Có tư cách pháp nhân

Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân với tài sản độc lập, trụ sở riêng, con dấu riêng và hoàn toàn có thể tự nhân danh chính mình tham gia các quan hệ pháp luật độc lập mà không bị lệ thuộc vào của chủ sở hữu.

- Thành viên/chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn

  • Đối với công ty TNHH một thành viên thì chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

  • Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên thì những thành viên chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp/cam kết góp vào doanh nghiệp.

- Về hình thức huy động vốn:

  • Công ty TNHH (bao gồm cả công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên) không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp phát hành để chuyển đổi.

  • Công ty TNHH huy động vốn thông qua: Vay vốn, nhận cấp tín dụng từ các cá nhân, tổ chức, phát hành trái phiếu, tăng vốn của chủ sở hữu/thành viên công ty, tiếp nhận thêm thành viên góp vốn để tăng vốn điều lệ (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên).

- Cơ cấu tổ chức:

Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên cơ cấu tổ chức gồm:

  • Hội đồng thành viên;

  • Chủ tịch Hội đồng thành viên;

  • Giám đốc/Tổng giám đốc.

Đối với Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có cơ cấu tổ chức gồm:

  • Chủ sở hữu công ty;

  • Chủ tịch công ty

  • Giám đốc

Đối với Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu có cơ cấu tổ chức gồm: Chủ tịch công ty/Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng giám đốc;

So sánh các loại công ty TNHH

Tiêu chí so sánh

Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Số lượng thành viên

01 cá nhân hoặc 01 tổ chức góp vốn đồng thời làm chủ sở hữu.

Do từ 02 thành viên là cá nhân/tổ chức góp vốn và làm chủ sở hữu.

Số lượng thành viên theo quy định là từ 02 và không vượt quá 50.

Vốn điều lệ

Tăng vốn điều lệ thông qua việc góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác quyết định của chủ sở hữu.

Nếu tăng vốn điều lệ bằng cách huy động thêm phần vốn góp của người khác thì phải thực hiện chuyển đổi theo loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

- Tăng vốn điều lệ thông qua các cách thức sau:

+ Tăng vốn góp của thành viên;

+ Tiếp nhận vốn góp từ thành viên mới.

- Giảm vốn điều lệ bằng việc mua lại phần vốn góp của thành viên

Quyền chuyển nhượng vốn góp

Chủ sở hữu công ty có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho cá nhân, tổ chức khác

Thành viên góp vốn muốn chuyển nhượng phần vốn góp thì phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại trước.

Nếu trong thời hạn quy định mà các thành viên còn lại không mua thì mới được quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba.

Cơ cấu tổ chức

- Tổ chức theo mô hình:

+ Mô hình 1: Chủ tịch công ty, Giám đốc/Tổng giám đốc;

+ Mô hình 2: Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng giám đốc.

- Không có Hội đồng thành viên.

- Hội đồng thành viên;

- Chủ tịch Hội đồng thành viên;

- Giám đốc/Tổng giám đốc.

Trách nhiệm đối với những khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của công ty

Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và những nghĩa vụ tài sản khác của công ty chỉ trong phạm vi số vốn điều lệ công ty.

Các thành viên chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp/cam kết góp vào doanh nghiệp.

Điều kiện thành lập công ty TNHH

- Điều kiện về chủ sở hữu công ty/thành viên góp vốn:

  • Các thành viên là cá nhân phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự

  • Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập hoặc góp vốn vào doanh nghiệp.

- Điều kiện về vốn

Vốn điều lệ, vốn pháp định của công ty TNHH phải phù hợp với quy định pháp luật, phù hợp với ngành nghề và quy mô kinh doanh.

- Điều kiện về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh

  • Công ty TNHH được tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

  • Những ngành, nghề có điều kiện thì phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện theo quy định pháp luật.

- Điều kiện về tên & trụ sở của công ty

  • Tên công ty TNHH không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký. Tên có đầy đủ thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

  • Trụ sở chính của công ty TNHH phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam. Có địa chỉ cụ thể và chính xác gồm số nhà, tên đường, phường/xã/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

Trên đây là thông tin về công ty TNHH là gì. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số  19006192 để được hỗ trợ.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X