hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 29/01/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Người đang chấp hành án tù có được ủy quyền không?

Người đang chấp hành án tù là người đang chịu sự giám sát, quản lý của cơ quan quản lý nhà nước. Vậy người đang chấp hành án tù có được uỷ quyền không? Cùng theo dõi bài viết sau để nắm được vấn đề.

Mục lục bài viết
  • Người đang chấp hành án tù có được ủy quyền không?
  • Có được công chứng uỷ quyền của người đang chấp hành án tù không?
  • Giấy ủy quyền trong trại giam được công chứng thế nào?
Câu hỏi: Xin chào Luật sư, gia đình tôi hiện đang có vấn đề như sau: Gia đình tôi đang dự tính chuyển nhượng một mảnh đất thuộc sở hữu gia đình nhưng chồng tôi hiện đang bị ở tù nên không thể ký tên vào giấy tờ mua bán đất và dự định uỷ quyền cho tôi thực hiện công việc này. Cho tôi hỏi người đang chấp hành án tù có được uỷ quyền không? Thực hiện thế nào? Xin cảm ơn Luật sư.

Người đang chấp hành án tù có được ủy quyền không?

Pháp luật Việt Nam cho phép người đang chấp hành án tù được ủy quyền cho người đại diện để thực hiện các giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật cụ thể như sau:

Người đang chấp hành án tù có được ủy quyền không?Người đang chấp hành án tù có được ủy quyền không?

Căn cứ điểm đ, e Điều 32 Bộ luật Hình sự 2015 chấp hành án thù là một trong những hình phạt đối với người phạm tội bên cạnh đó người phạm tội còn có thể chịu thêm những biện pháp hình phạt bổ sung tùy  thuộc vào tội danh mà họ đã vi phạm như: Hạn chế quyền thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp (Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2020) hoặc bị hạn chế quyền lựa chọn việc làm (Điều 34 Bộ luật Lao động).

Căn cứ điểm e Điều 27 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định phạm nhân ( người đang chấp hành án phạt tù) được tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của mình để thực hiện các giao dịch dân sự. Thêm vào đó tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân, pháp nhân được quyền ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác để xác lập, thực hiện công việc. 

Như vậy từ những căn cứ trên phạm nhân hay còn gọi là người đang chấp hành án tù có quyền ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện công việc cho mình. 

Có được công chứng uỷ quyền của người đang chấp hành án tù không?

Như đã đề cập ở trên pháp luật Việt Nam cho phép người ở tù được ủy quyền cho tổ chức cá nhân khác thực hiện thay công việc của mình, đối với các giao dịch dân sự bắt buộc việc ủy quyền phải được công chứng, chứng thực thì những ủy quyền này phải tuân thủ để đảm bảo việc ủy quyền có hiệu lực. 

Ví dụ như việc ủy quyền mua bán tặng cho bất động sản phải được công chứng (điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013). 

Căn cứ khoản 2 Điều 44 Luật Công chứng 2014 việc công chứng thường diễn ra ở trụ sở phòng/văn phòng công chứng tuy nhiên trong trường hợp đối tượng yêu cầu công chứng đang thi hành án phạt tù thì công chứng viên có thể đến trại giam nơi người yêu cầu công chứng đang chấp hành án phạt để thực hiện việc công chứng. 

Giấy ủy quyền trong trại giam được công chứng thế nào?

Để tiến hành công chứng trong trại giam, cần thực hiện đầy đủ các trình tự thủ tục của việc công chứng và nội quy, quy định của trại giam. 

Giấy ủy quyền trong trại giam được công chứng thế nào?Giấy ủy quyền trong trại giam được công chứng thế nào?

Bước 1: Trao đổi với trại giam 

Phạm nhân, người thân, trao đổi trình bày với cán bộ quản lý trại giam về việc cần thực hiện thủ tục công chứng, thực hiện các thủ tục/nội quy về việc đề nghị được công chứng (nếu có) 

* Đây là quyền của phạm nhân nên các cán bộ trại giam thường không thể từ chối nếu không có lý do chính đáng.

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. 

Người thân của phạm nhân phối với phạm phân và công chứng viên để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ gồm: (1) Phiếu yêu cầu công chứng,(2) Nội dung ủy quyền cần công chứng,(3) bản sao các giấy tờ về nhân thân (Căn cước/chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, …) (4) Bản sao, bản chính giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản. 

Bước 3: Công chứng tại trại giam 

Công chứng viên đến trại giam không chỉ để tiến hành thủ tục công chứng mà còn phải trình bày một cách rõ ràng và chi tiết nội dung của văn bản ủy quyền công chứng. và đồng thời giải thích một cách tường tận cho các bên tham gia về quyền lợi và trách nhiệm của họ trong văn bản ủy quyền. Để đảm bảo các bên hiểu biết và đạt được đồng thuận.

Sau khi giải thích, mọi người bắt đầu thực hiện các bước ký, ký nháy và lăn vân vào văn bản cần công chứng, và cuối cùng công chứng viên sẽ tiến hành xác nhận ký đóng dấu vào văn bản đây là căn cứ để khẳng định rằng quá trình công chứng đã được thực hiện đúng theo quy trình và theo đúng yêu cầu của pháp luật và thể hiện việc công chứng đã hoàn tất 

Trên đây là nội dung tư vấn về việc công chứng trong trại giam. Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline  19006199 nếu bạn đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề này và cần được giải đáp.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X