Đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thường xuyên bị nhầm lẫn với việc đăng ký kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, xử lý việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền hoàn toàn khác với đăng ký kết hôn trái pháp luật.
Đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền bị xử lý thế nào?
Theo Điều 37 Luật Hộ tịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
Như vậy, bạn trai của bạn là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nên thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn của hai bạn là Ủy ban nhân dân cấp huyện.Vì thế, việc Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký kết hôn cho bạn đúng là sai thẩm quyền.
Theo Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
Điều 13 Luật này tiếp tục khẳng định: Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước.Theo đó, khi kết hôn đăng ký sai thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện thủ tục xử lý như sau:
Bước 1: Thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật hộ tịchTheo quy định tại Điều 69 Luật Hộ tịch 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trái quy định của Luật này.
Còn theo Điều 70, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái quy định của Luật này.
Như vậy, chỉ cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kết hôn cấp trên mới có quyền thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền của cơ quan cấp dưới.
Trường hợp của bạn, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận kết hôn do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp sai thẩm quyền.Bước 2: Yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Sau khi bị thu hồi đăng ký kết hôn sai thẩm quyền, 02 bạn phải đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện đăng ký kết hôn.Khi đăng ký kết hôn lại thì quan hệ hôn nhân này vẫn được tính kể từ ngày đăng ký kết hôn trước. Bản chất chính là thu hồi, hủy Giấy chứng nhận kết hôn sai thẩm quyền để cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận kết hôn đúng thẩm quyền.Còn thông tin người chồng, thông tin người vợ, ngày đăng ký vẫn được giữ nguyên. Quy định này của pháp luật là bảo vệ quyền lợi và một số vấn đề liên quan đến quan hệ hôn nhân không bị ảnh hưởng.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất
Đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền có bị hủy kết hôn không? (Ảnh minh họa)
Thẩm quyền đăng ký kết hôn quy định thế nào?
Điều 7 Luật Hộ tịch quy định cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn như sau:
- Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã thực hiện đăng ký kết hôn cho công dân Việt Nam.
- UBND cấp huyện thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, gồm:
+ Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài.
+ Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước kết hôn với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
+ Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau tại Việt Nam.
+ Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
+ Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Trong trường hợp này, UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên người nước ngoài thực hiện đăng ký kết hôn.
Kết hôn không đúng thẩm quyền là kết hôn trái pháp luật đúng không?
Trong khi đó, Điều 8 Luật này chỉ quy định điều kiện kết hôn như sau:6. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Như vậy, nếu có sự vi phạm một trong những khoản thuộc Điều 8 trên thì được coi là kết hôn trái pháp luật. Kết hôn sai thẩm quyền không thuộc trường hợp kết hôn trái pháp luật.Việc xác định kết hôn không đúng thẩm quyền là kết hôn trái pháp luật hay không có ý nghĩa lớn trong việc xác định cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ việc kết hôn.
Theo đó, thẩm quyền hủy bỏ việc kết hôn trái pháp luật thuộc về Tòa án nhân dân. Còn đăng ký kết hôn sai thẩm quyền chỉ bị Ủy ban nhân dân cấp trên thu hồi và yêu cầu đăng ký lại.Trên đây là giải đáp đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền phải xử lý thế nào? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
>> Đăng ký kết hôn hết bao nhiêu tiền?