Việc chuyển hộ khẩu hay đăng ký hộ khẩu thường trú tại nơi ở mới đã có nhiều thay đổi từ ngày 01/7/2021. Đăng ký thường trú có cần cắt khẩu ở chỗ cũ không?
Nhập hộ khẩu sang tỉnh khác có cần cắt khẩu ở nơi cũ không?
Trước đây, theo quy định tại Luật Cư trú 2006, hồ sơ đăng ký thường trú bắt buộc phải có giấy chuyển hộ khẩu. Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2021 - ngày Luật Cư trú năm 2020 có hiệu lực, quy định này đã bị bãi bỏ.
Hồ sơ đăng ký thường trú từ ngày 01/7/2021 không còn xuất hiện giấy chuyển hộ khẩu mà chủ yếu có Tờ khai đăng ký cư trú và giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Nguyên nhân là từ ngày 01/7/2021, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đi vào hoạt động, được kết nối, chia sẻ với dữ liệu chuyên ngành của các bộ, ngành, lĩnh vực. Cũng từ ngày này, Sổ hộ khẩu giấy không còn được cấp mới mà các thông tin về hộ khẩu được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu cư trú (kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia). Vì thế, chỉ cần cập nhật hộ khẩu thường trú mới trên Cơ sở dữ liệu này thì nơi đăng ký hộ khẩu cũ cũng cập nhật được, vì thế, làm giấy chuyển hộ khẩu là không cần thiết.
Bạn của bạn nhập hộ khẩu về nhà mẹ đẻ ở Tuyên Quang thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư t rú 2020:Để được nhập hộ khẩu về nhà mẹ đẻ ở Tuyên Quang, bạn của bạn cần làm thủ tục qua các bước sau (căn cứ khoản 2 Điều 21 Luật Cư trú 2020). Như vậy bạn không cần thực hiện thủ tục cắt khẩu và thực hiện theo các bước sau.2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
...
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình (Giấy khai sinh; chứng nhận hoặc quyết định việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng có chứa thông tin thể hiện quan hệ nhân thân cha hoặc mẹ với con; quyết định của Tòa án, trích lục hộ tịch hoặc văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định, cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận về quan hệ cha, mẹ với con), trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ nộp tại Công an cấp xã nơi có dự định đăng ký thường trú. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.Bước 3: Trả kết quả
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đăng ký thường trú từ 01/7/2021 có nhiều điểm mới (Ảnh minh họa)
Không có giấy tờ tùy thân, đăng ký thường trú được không?
Theo thông tin bạn đưa ra, bạn của bạn do bỏ trốn nên không đem theo Chứng minh nhân dân.Tuy nhiên, hiện nay, thủ tục đăng ký thường trú không cần xuất trình Chứng minh nhân dân hay các giấy tờ tùy thân khác để làm thủ tục. Vì thế, việc không có Chứng minh nhân dân không làm ảnh hưởng đến quyền đăng ký thường trú của công dân.
Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng, có thể làm Căn cước công dân trước khi đi đăng ký hộ khẩu thường trú về nơi ở mới.
Nếu thông tin đã được thu thập trên Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia (hiện nay, hầu hết người dân đều đã được thu thập), bạn của bạn có thể đi làm Căn cước công dân ở nơi thường trú hoặc tạm trú đều được, nghĩa là không cần quay lại Bắc Giang - nơi có nhà chồng mà có thể đi làm ngay tại Tuyên Quang - nơi có đăng ký tạm trú.Thủ tục làm Căn cước công dân theo các bước sau:
Bước 1: Người dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị đổi thẻ Căn cước công dân.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận đề nghị tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ (Nếu chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu thì công dân phải xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân).
Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân.Cán bộ cơ quan quản lý Căn cước công dân thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung, thu lệ phí cấp thẻ theo quy định.
Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân
Công dân nhận giấy hẹn trả kết quả và nhận kết quả theo giấy hẹn.
Trên đây là giải đáp đăng ký thường trú có cần cắt khẩu ở chỗ cũ không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.