hieuluat
Chia sẻ email

Đảng viên có được đi du học không? Có được theo tôn giáo không?

Không ít người thắc mắc Đảng viên có được đi du học không? Có được theo tôn giáo không? Có được kinh doanh không? Cùng tìm câu trả lời tại bài viết ngay sau đây.

Mục lục bài viết
  • Đảng viên là ai? Nhiệm vụ của Đảng viên được quy định thế nào?
  • Đảng viên có được đi du học không?
  • Đảng viên có được theo tôn giáo không?
  • Đảng viên có được kinh doanh không?
Câu hỏi: Tôi vừa hoàn thành lớp cảm tình Đảng và dự định được xét kết nạp Đảng trong thời gian tới. Tuy nhiên, sau khi tham khảo các văn kiện của Đảng, tôi thấy các văn bản chỉ quy định về những điều Đảng viên không được làm. Vậy cho tôi hỏi, Đảng viên được phép làm những gì? Sau khi kết nạp Đảng tôn có thể đi du học và tiếp tục làm kinh tế được hay không?

Đảng viên là ai? Nhiệm vụ của Đảng viên được quy định thế nào?

Đảng viên là ai? Nhiệm vụ của Đảng viên được quy định thế nào?

Đảng viên là ai? Nhiệm vụ của Đảng viên được quy định thế nào?

Tại khoản 1 Điều 1 Điều lệ Đảng năm 2011 quy định Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là:

Chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Từ quy định trên, có thể thấy Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải là người có phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức tốt, là người ưu tú trong quần chúng nhân dân và là người biết hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Để góp phần xây dựng và phát triển Đảng lớn mạnh, Đảng viên phải tuân thủ và thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Đảng quy định. Theo quy định tại Điều 2 Điều lệ Đảng năm 2011 thì Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải làm tốt các nhiệm vụ sau:

  • Thứ nhất, phải tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành tốt các quy định của Đảng và pháp luật của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; tuyệt đối phục tùng sự phân công cũng như sự điều động của Đảng Cộng sản Việt Nam;

  • Thứ hai, luôn cố gắng học tập, rèn luyện và không ngừng nâng cao kiến thức, năng lực công tác cũng như phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của người Đảng viên; luôn đấu tranh phòng- chống chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, quan liệu, thâm nhũng và các biểu hiện tiêu cực khác trong tổ chức Đảng cũng như trong xã hội; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Đảng về những điều mà Đảng viên không được phép làm;

  • Thứ ba, Đảng viên phải là người có liên hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân, luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống và đấu tranh để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân; luôn tích cực tham gia vào các công tác với quần chứng, công tác xã hội tại địa phương cũng như nơi làm việc; thực hiện tốt công tác tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện tốt các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam;

  • Thứ tư, trực tiếp tham gia xây dựng và bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam; phục tùng và giữ gìn sự đoàn kết giữa các Đảng viên trong tổ chức Đảng; thường xuyên đánh giá (phê bình và tự phê bình) một cách trung thực với tổ chức Đảng; làm tốt công tác phát triển Đảng, sinh hoạt Đảng đều đặn và thực hiện nghĩa vụ đóng phí theo quy định.

Đảng viên có được đi du học không?

Hiện nay, trong các văn bản của Đảng chỉ quy định về những điều mà Đảng viên không được phép làm mà không quy định về những điều Đảng viên được làm. Theo đó, ngoài những điều mà Đảng viên không được làm thì Đảng viên đều được thực hiện những nội dung khác trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

Đảng viên có được đi du học không?Đảng viên có được đi du học không?

Đi du học được xem là một trong những quyền cơ bản của công dân, được học tập và nâng cao trình độ, kiến thức của mình. Tuy nhiên, việc đi du học phải đảm bảo hợp pháp, không lợi dụng việc đi du học để thực hiện các hành vi chống phá nhà nước Việt Nam hay làm ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và nước mà công dân đến du học.

Tại Điều 12 Quy định số 37-QĐ/TW được ban hành năm 2021 có quy định về việc cấm Đảng viên đi nước ngoài trái với quy định. Vậy việc Đảng viên đi du học ở nước ngoài có phải là hành vi bị cấm đối với Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hay không?

Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 34 Quy định số 69-QĐ/TW do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành năm 2022 thì Đảng viên chỉ bị xử lý kỷ luật khi có hành vi tự ý ra nước ngoài mà không thực hiện báo cáo hoặc có báo cáo nhưng chưa có sự đồng ý của Đảng bộ cấp uỷ trực tiếp quản lý Đảng viên và cấp uỷ nơi Đảng viên sinh hoạt.

Theo đó, có thể hiểu việc đi đu học là quyền lợi chính đáng của Đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức mà Điều lệ Đảng đã quy định.

Tuy nhiên, để bảo đảm cho việc đi du học của Đảng viên hợp lệ thì Đảng viên phải thực hiện việc báo cáo và được sự đồng ý của cấp uỷ có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, việc đi du học của Đảng viên phải thực hiện đúng mục đích của việc học, không lợi dụng việc du học để làm ảnh hưởng đến sự phát triển, ngoại giao và hợp tác của Việt Nam.

Đảng viên có được theo tôn giáo không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng năm 2011 thì điều kiện về tôn giáo không phải là một trong những điều kiện để xem xét công dân Việt Nam được kết nạp vào Đảng.

Tuy nhiên, tại Quy định số 123-QĐ/TW năm 2004 đã quy định chặt chẽ hơn về điều kiện được kết nạp Đảng đối với những công dân Việt Nam theo tôn giáo.

Theo quy định này thì những công dân Việt Nam theo tôn giao đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải là những người theo các tôn giáo được nhà nước Việt Nam công nhận.

Bên cạnh đó, tại Điều 21 Quy định số 37-QĐ/TW năm 2021 cũng quy định không cho phép Đảng viên được tham gia vào những tôn giáo bất hợp pháp và không được lợi dụng các hoạt động của tôn giáo để trục lợi bất chính.

Như vậy, có thể thấy Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn được quyền theo những tôn giáo được Việt Nam công nhận và không được lợi dụng các hoạt động của tôn giáo để trục lợi cho bản thân.

Trên thực tế, mỗi năm đều có hàng nghìn quần chúng nhân dân theo tôn giáo được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam và có nhiều người còn được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao cho những vị trí quản lý, chức vụ khác nhau trong các cơ quan nhà nước, hệ chống chính trị ở các cấp.

Việc cho phép Đảng viên được theo tôn giáo hợp pháp là quy định mang tính cởi mở, tạo cơ hội cho nhiều quần chúng nhân dân theo tôn giáo được phát triển vào Đảng. Quy định này thể hiện sự bình đẳng, quyền tự do về tôn giáo của công dân được Hiến pháp Việt Nam ghi nhận.

Bên cạnh đó, mở rộng đối tượng được tham gia vào tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam giúp Đảng có thể lãnh đạo tốt hơn, thấu hiểu mọi giai cấp, tầng lớp nhân dân và có những mục tiêu, đường lối đúng đắn trong việc bảo đẩm quyền, lợi ích hợp pháp của cả dân tộc Việt Nam.

Đảng viên có được kinh doanh không?

Trong 19 điều Đảng viên không được làm được quy định tại Quy định số 37-QĐ/TW thì không có quy định nào cấm Đảng viên không được tham gia hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, tại Điều 1 Quy định số 15/QĐ-TW do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành năm 2006 cũng quy định, khuyến khích Đảng viên làm kinh tế tư nhân, Đảng viên phải trực tiếp tham gia lao động, có quyền kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Tuy nhiên, đối với những Đảng viên là công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập muốn kinh doanh phải tuân thủ các quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức hiện hành.

Trên đây là giải đáp về những điều mà Đảng viên được phép làm và các vấn đề liên quan. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài:  19006192 để được hỗ trợ.
Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X