hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 17/01/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đảng viên dự bị không có quyền nào? Có được bỏ phiếu không?

Để trở thành Đảng viên chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam thì người được kết nạp Đảng phải trải qua thời gian dự bị theo quy định. Vậy Đảng viên dự bị là gì? Đảng viên dự bị không có những quyền nào?

Mục lục bài viết
  • Đảng viên dự bị là gì? Khi nào được trở thành Đảng viên chính thức?
  • Đảng viên dự bị không có quyền nào?
  • Đảng viên dự bị có được tham gia bỏ phiếu không?

Đảng viên dự bị là gì? Khi nào được trở thành Đảng viên chính thức?

Đảng viên dự bị là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam năm 2011 thì Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định là:

Chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.”

Theo quy định trên, có thể thấy Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiên phong, lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của Đảng và pháp luật của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo đó, người được kết nạp Đảng, trở thành Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam phải là người đáp ứng đầy đủ các phẩm chất, năng lực, là người ưu tú, được sự tín nhiệm của đông đảo quần chúng nhân dân.

Trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 thì ngoài cụm từ “Đảng viên” còn có cụm từ “Đảng viên dự bị”. Vậy Đảng viên dự bị có phải là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam không? Làm thế nào để Đảng viên dự bị trở thành Đảng viên chính thức?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 thì người được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam phải trải quy thời gian dự bị 12 tháng để chi bộ xem xét về mức độ rèn luyện, sự tiến bộ và từ đó là cơ sở để xét lên thành Đảng viên chính thức. 

Do đó, có thể hiểu, Đảng viên dự bị là người đã được kết nạp vào Đảng nhưng chưa được chính thức đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Viẹt Nam.

Nếu hết thời gian dự bị, thử thách 12 tháng mà Đảng viên dự bị đáp ứng các điều kiện về rèn luyện, thử thách có nhiều tiến bộ và đủ tư cách trở thành Đảng viên chính thức thì sẽ được xem xét và biểu quyết trở thành Đảng viên chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong trường hợp không đảm bảo được sự tiến bộ, không đủ tư cách trở thành Đảng viên thì chi bộ sẽ đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định về việc xoá tên Đảng viên đó khỏi danh sách Đảng viên dự bị.

Đảng viên dự bị không có quyền nào?

Đảng viên dự bị không có quyền nào?Đảng viên dự bị không có quyền nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Điều lệ Đảng năm 2011 thì Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam có các quyền sau:

  • Thứ nhất, có quyền được thông tin, được thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, các đường lối, chủ trương và các chính sách của Đảng; được tham gia biểu quyết các công việc của Đảng;

  • Thứ hai, có quyền ứng cử, bầu cử và đề cử cơ quan lãnh đạo ở các cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

  • Thứ ba, có quyền phê bình, chất vấn các vấn đề liên quan đến hoạt động của Đảng và Đảng viên ở mọi cấp của Đảng trong phạm vi tổ chức; có quyền được báo cáo và kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm trả lời các chất vấn và yêu cầu các cơ quan đó trả lời theo quy định;

  • Thứ tư, có quyền trình bày ý kiến cá nhân khi tổ chức Đảng nhận xét, ra quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật theo quy định đối với Đảng viên.

Cũng theo quy định này thì Đảng viên dự bị được bình đẳng, đảm bảo có các quyền như Đảng viên chính thức. Tuy nhiên, Đảng viên dự bị lại không có quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử tại các cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đảng viên dự bị có được tham gia bỏ phiếu không?

Tại Điều 3 Điều lệ Đảng năm 2011 đã nêu trên thì Đảng viên dự bị được bình đẳng về các quyền lợi như Đảng viên chính thức. Tuy nhiên, trong thời gian dự bị thì Đảng viên sẽ không có các quyền được biểu quyết, tự ứng cử và bẩu cử tại các cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Theo quy định hiện hành thì bỏ phiếu được hiểu là một trong những hình thức biểu quyết trong thể hiện ý kiến, quan điểm cá nhân về việc tán thành hay không tán thành về một vấn đề nào đó.

Theo đó, Đảng viên dự bị sẽ không được quyền tham gia bỏ phiếu trong các hoạt động của các cơ quan lãnh đảo thuộc tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tuy nhiên, trong hoạt động bỏ phiếu kín để bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp thì Đảng viên dự bị vẫn được tham gia bỏ phiếu để bảo đảm quyền công dân theo quy định của Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân hiện hành.

Trên đây là giải đáp về quyền của Đảng viên dự bị không có quyền nào và các vấn đề liên quan. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ.
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X