Để chính thức kết nạp vào Đảng thì mọi người phải trải qua một giai đoạn dự bị. Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến đảng viên dự bị như Đảng viên dự bị là gì? Quyền của đảng viên dự bị? Vậy hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Đảng viên dự bị là gì?
Hiện nay chưa có định nghĩa chính thức về “Đảng viên gì bị là gì?”. Tuy nhiên căn cứ vào các quy định và quy trình trở thành Đảng viên, ta có thể hiểu Đảng viên dự bị là người trong giai đoạn dự bị mười tháng trước khi được xét duyệt trở thành Đảng viên chính thức. Trong giai đoạn này, Đảng viên dự bị sẽ tiếp tục được giao dục, rèn luyện dưới sự hướng dẫn của Đảng viên chính thức.
Đảng viên dự bị có quyền gì? Đảng viên dự bị không có quyền nào?
Căn cứ vào Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 thì Đảng viên dự bị một số quyền của Đảng viên chính thức.
- Đảng viên dự bị sẽ có các quyền như sau:
+ Đảng viên dự bị được thông tin, thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng;
Theo định kỳ hoặc hướng dẫn của Ban chấp hành trung ương Đảng, các cấp uỷ đảng phải thông tin cho đảng viên về tình hình, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị; các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thông tin tình hình trong nước, thế giới…nhằm nâng cao nhận thức và năng lực cho Đảng viên, phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của Đảng viên.
+ Đảng viên dự bị được quyền phê bình, chất vấn về hoạt động của Đảng và Đảng viên ở các cấp trong phạm vi tổ chức về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của tổ chức hoặc chức trách nhiệm vụ của đảng viên đó; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và có quyền yêu cầu được trả lời.
Đối với ý kiến phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị, tổ chức đảng và đảng viên có trách nhiệm phải trả lời theo thẩm quyền theo thời gian quy định đối với từng cấp.
Bên cạnh quyền đó, Đảng viên dự vị cũng phải chịu trách nhiệm trước tổ chức đảng về ý kiến của mình.
+ Đảng viên dự bị được quyền trình bày ý kiến của mình khi tổ chức Đảng đưa ra nhận xét, thực hiện quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Khi xem xét bổ nhiệm, Cấp ủy nơi làm việc và nơi cư trú sẽ đưa ra những nhận xét đối với đảng viên dự bị và người đó có quyền đưa ra ý kiến của mình về nhận xét này. Quyền này cũng được áp dụng khi tổ chức Đảng đưa quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với người đó.
- Những việc mà Đảng viên dự bị không có quyền:
Điểm khác giữa Đảng viên dự bị và Đảng viên chính thức đó là Đảng viên dự bị sẽ không có quyền biểu quyết công việc của Đảng, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
Đảng viên dự bị có quyền biểu quyết không?
Căn cứ vào Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng viên dự sẽ không có một số quyền của Đảng viên chính thức. Trong đó có quyền biểu quyết, Đảng viên dự bị sẽ không có quyền biểu quyết vào các công việc của Đảng.
Điều này cho thấy rõ sự phân hóa rõ ràng giữa Đảng viên dự bị và Đảng viên chính thức. Theo đó, Đảng viên dự bị sẽ bị hạn chế một số quyền. Cùng với quyền đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng thì quyền biểu quyết cũng là một trong những quyền quan trọng và thể hiện rõ vai trò của Đảng viên trong tổ chức.
Vì vậy, đối với Đảng viên dự bị thì sẽ bị hạn chế quyền biểu quyết này.
Đảng viên dự bị chuyển sinh hoạt đảng như thế nào?
Theo mục 10 Hướng dẫn số 01-HD/TW Hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng thì Đảng viên dự bị trong quá trình dự bị vẫn được chuyển nơi sinh hoạt Đảng. Trình tự để chuyển sinh hoạt Đảng của Đảng viên dự bị như sau:
- Đảng viên dự bị chuyển sinh hoạt đảng (có thể chính thức hoặc tạm thời) sẽ có trách nhiệm xuất trình quyết định hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền về việc chuyển công tác hoặc thay đổi nơi cư trú, đồng thời chuẩn bị bản tự kiểm điểm của bản thân;
- Chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi đảng viên chuyển đi và đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ đảng viên dự bị sẽ nhận xét vào bản tự kiểm điểm của người đó và thực hiện thủ tục cấp giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng.
Sau đó, Đảng ủy cơ sở, chi ủy, chi bộ cơ sở trực tiếp thực hiện thủ tục giới thiệu; nhận xét, đóng dấu chứng nhận vào bản kiểm điểm đảng viên dự bị;
- Đảng viên dự bị sẽ gửi 2 bản nhận xét nêu trên và hồ sơ theo quy định đến báo cáo cấp ủy, chi bộ nơi chuyển đến để hoàn thành việc chuyển nơi sinh hoạt đảng và được phân công đảng viên chính thức mới theo dõi, giúp đỡ mình trong thời gian dự bị còn lại.
Đảng viên dự bị xin ra khỏi đảng thì cần làm gì?
Hiện nay, không có quy định riêng cho việc xin ra khỏi Đảng trong thời gian dự bị. Vì vậy, khi Đảng viên dự bị xin ra khỏi Đảng thế thực hiện thủ tục giống như đảng viên chính thức. Tại mục 11.2 Hướng dẫn số 01-HD/TW quy định như sau:
- Đảng viên dự bị phải làm đơn, nêu rõ lý do xin ra khỏi Đảng và báo cáo với chi bộ;
- Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở tiến hành xem xét, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xét và quyết định cho ra khỏi Đảng đối với Đảng viên dự bị và làm thủ tục xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.
- Đảng ủy cơ sở có thẩm quyền sẽ ra quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên.
Trong đó, lưu ý Đảng viên dự bị chỉ được xin ra khi chưa vi phạm về tư cách. Trường hợp, có vi phạm thì phải tiến hành xử lý kỷ luật trước khi xét ra khỏi Đảng.
Các thắc mắc về Đảng viên dự bị là gì? Quyền của đảng viên dự bị? đã được giải đáp trong bài viết trên đây. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hoặc các vấn đề pháp luật khác, các bạn vui lòng liên hệ tổng đài: 1900.6199 để được giải đáp một cách nhanh chóng và chính xác nhất.