Đảng viên là những người ưu tú được lựa chọn tham gia vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng viên ngoài việc phải tuân thủ pháp luật thì còn phải tuân thủ kỷ luật Đảng. Việc Đảng viên vay tiền không trả có vi phạm bị kỷ luật Đảng? Xử lý thế nào? Hãy cùng xem xét vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Đảng viên vay tiền không trả có vi phạm kỷ luật Đảng?
Trước hết, chúng tôi khẳng định việc Đảng viên vay tiền không trả không thuộc phạm vi xử lý luật Đảng. Bởi:
Quy định số 69-QĐ/TW của Ban chấp hành Trung ương, quy định về nội dung vi phạm và hình thức kỷ luật đối với các hành vi vi phạm kỷ luật đối với Đảng viên. Đối tượng áp dụng của việc xử lý kỷ luật theo Quy định này bao gồm tổ chức đảng và đảng viên.
Ngoài ra, Quy định này có nêu rõ, trường hợp tổ chức đảng, đảng viên vi phạm nội dung chưa được nêu ra thì căn cứ vào Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng, của Pháp luật, Điều lệ quy định của Mặt trận Tổ chức, các quy định của các tổ chức chính – xã hội để áp dụng hành vi và mức xử lý kỷ luật tương ứng.
Việc Đảng viên vay tiền cá nhân hoặc tổ chức là quan hệ dân sự giữa các chủ thể với nhau. Việc vay tiền không trả có thể liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân sự. Trong phạm vi quy định tại Quy định số 69-QĐ/TW không đề cập và điều chỉnh nội dung này. Do đó, Đảng viên vay tiền không trả không thuộc phạm vi xử lý luật Đảng
Đảng viên vay tiền không trả bị xử phạt như thế nào?
Như đã phân tích ở trên, việc Đảng viên vay tiền không trả không nằm trong phạm vi quản lý và quy định của tổ chức Đảng. Hành vi vay tiền và cho vay tiền là hành vi thuộc sự điều chỉnh của pháp luật dân sự.
Điều 466 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định bên vay phải có nghĩa vụ trả đủ tiền khi đến hạn. Trong đó, nếu trường hợp vay có lãi thì người vay còn phải trả lại theo thỏa thuận giữa hai bên, nếu chậm trả nợ gốc thì người vay phải trả thêm cả lãi quá trên nợ gốc.
Đồng thời Điều 351 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định bên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm đối với bên có quyền. Việc bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ thì được coi là vi phạm nghĩa vụ. Theo đó, Đảng viên vay mà không trả tiền đúng và đủ thì sẽ bị coi là vi phạm nghĩa vụ theo luật Dân sự.
Trong trường hợp này, Đảng viên có thể sẽ bị người cho vay khởi kiện ra Tòa án nhân dân yêu cầu buộc phải trả nợ.
Ngoài ra, nếu phát hiện Đảng viên có hành vi có khả năng và điều kiện trả nợ nhưng gian dối hoặc bỏ trốn không trả tiền thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Đảng viên vay nợ bị kiện có bị truy cứu TNHS?
Việc vay nợ bị kiện có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Việc này còn phụ thuộc vào mục đích, tính chất của hành vi mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật hình sự.
Đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội bị truy cứu về tội này khi thực hiện hành vi có dấu hiệu sau: Người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Trong đó lưu ý, thủ đoạn gian dối này phải có trước khi chủ tài sản giao tài sản/người quản lý tài sản cho người phạm tội.
Vì vậy, nếu Đảng viên có ý định dùng thủ đoạn trên danh nghĩa vay tiền sau đó chiếm đoạt luôn số tiền đó thì sẽ truy cứu về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Đối với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 bao gồm các hành vi sau:
+ Hành vi có được tài sản một cách hợp pháp thông qua các hợp đồng vay, mượn thuê tài sản của người khác hoặc bằng hình thức khác. Sau đó, người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản nhưng cố tình không trả mặc dù có điều kiện, khả năng trả.
+ Người phạm tội sử dụng tài sản từ việc vay, mượn, thuê vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì coi là hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Vì vậy, nếu Đảng viên sau khi vay tiền, khi đến hạn mà không trả tiền mặc dù có khả năng trả hoặc dùng số tiền đã vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả thì sẽ bị truy cứu về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Đảng viên vay nợ bị kiện có thể bị truy cứu TNHS về các tội liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu theo pháp luật hình sự nếu hành vi có dấu hiệu cấu thành tội phạm đối với các tội này.
Trên đây là những giải đáp về vấn đề “Đảng viên vay tiền không trả có vi phạm bị kỷ luật Đảng? Xử lý thế nào?” Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này các bạn có thể liên hệ hotline 19006192 để được tư vấn và hỗ trợ.