Hình ảnh Công an nhân dân với bộ quân phục màu xanh lá thực hiện điều tra, bắt giữ tội phạm, giữ gìn trật tự xã hội từ lâu đã rất quen thuộc đối với chúng ta. Vậy danh hiệu Công an nhân là gì?
Danh hiệu Công an nhân dân là gì?
Danh hiệu Công an nhân dân là gì?
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (Điều 3 Luật Công an nhân dân 2018).
Theo đó, danh hiệu Công an nhân dân là một danh hiệu cao quý được trao cho những cá nhân làm việc trong hàng ngũ công an Việt Nam có thái độ làm việc tốt, có thành tựu đáng kể trong công việc. Cũng chính vì thế, cá nhân được trao tặng danh hiệu Công an nhân dân phải chấp hành tốt các nhiệm vụ, công việc được giao, giữ vững phong độ làm việc, đạo đức công việc để xứng đáng với danh hiệu được trao.
Danh hiệu Công an nhân dân còn giúp cho chiến sĩ công an nhận được một số quyền lợi khác như được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo chuyên sâu, tạo dựng uy tín và lòng tin, có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc.
Tước danh hiệu Công an nhân dân là gì?
Danh hiệu Công an nhân dân là một danh hiệu cao quý, tuy nhiên nếu người được nhận danh hiệu vẫn có thể bị tước danh hiệu nếu rơi vào các trường hợp theo khoản 7 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BCA, áp dụng hình thức xử lý đối với cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân vi phạm điều lệnh như sau:
Chiến sĩ vi phạm một trong các hành vi liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước;
Các hành vi vi phạm khi thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, quy trình công tác, quy chế làm việc;
Các hành vi vi phạm chế độ thông tin báo báo, ra chỉ thị, mệnh lệnh và thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh; thanh tra, kiểm tra;
Vi phạm các hành vi về trật tự an toàn giao thông;
Có hành vi sản xuất trái phép, làm giả trang phục, cấp hiệu, số hiệu Công an nhân dân; sử dụng giấy chứng nhận Công an nhân dân, giấy chứng minh Công an nhân dân, số hiệu Công an nhân dân và giấy tờ được cấp khác để phục vụ công tác;
Các hành vi sử dụng chất gây nghiện trái phép, đánh bạc, hoạt động mê tín, dị đoan, sử dụng rượu, bia, chất có cồn; văn hóa ứng xử; quản lý, sử dụng tài liệu, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật chứng, phương tiện nghiệp vụ, tài sản.
Như vậy, để giữ gìn danh hiệu Công an nhân dân thì chiến sĩ công an phải nỗ lực hết mình trong việc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao mà còn phải giữ được các đức tính tốt về ứng xử, đạo đức và không vi phạm quy định pháp luật, cũng như vi phạm về bí mật nhà nước, an toàn giao thông, trật tự xã hội,...
Lưu ý: Mức độ hành vi vi phạm đến mức bị tước danh hiệu công an nhân dân sẽ do Bộ trưởng Bộ Công an quy định trong từng trường hợp cụ thể.
Tước danh hiệu Công an nhân dân có được làm Công an nữa không?
Tước danh hiệu Công an nhân dân có được làm Công an nữa không?
Theo Điều 3 Luật Công an nhân dân năm 2018, Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân bao gồm:
Bộ Công an;
Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
Công an xã, phường, thị trấn.
Như vậy có thể hiểu việc tước đi danh hiệu Công an nhân dân là việc tước bỏ đi danh hiệu, chức danh công an đang có mà còn tước bỏ các quyền lợi của chức danh công an đối với người đó và gia đình. Trong đó, các đối tượng bị tước danh hiệu Công an nhân dân là người làm trong Bộ Công an, Công an trực thuộc trung ương, huyện, quận,...
Đây là hình thức xử phạt nặng nhất đối với các chiến sĩ, cán bộ đang công tác ngành công an do đã thực hiện những hành vi không đúng chuẩn mực về đạo đức cũng như pháp luật. Sau khi bị tước danh hiệu thì người đó không còn được làm trong Công an nữa.
Đối với hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân, trước khi công bố quyết định, lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, chiến sĩ phải thu lại toàn bộ các loại hồ sơ tài liệu, Giấy tờ tùy thân như chứng minh Công an nhân dân, Giấy chứng nhận điều tra hình sự, Thẻ thanh tra, Thẻ tuần tra kiểm soát và các vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện công tác mà cán bộ, chiến sĩ đó đã được trang bị.
Quyết định kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân phải gửi cho chính quyền địa phương nơi cán bộ, chiến sĩ vi phạm cư trú để biết.
Lưu ý: Trường hợp cán bộ, chiến sĩ bị tước danh hiệu công an được thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Trên đây là thông tin về chủ đề “Danh hiệu Công an nhân dân là gì?”. Ngoài ra chúng tôi còn chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn về đất đai, dân sự, hình sự,.. bạn có thể gọi đến tổng đài 19006192 để hỗ trợ một cách nhanh chóng.