hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 07/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Danh mục thuốc không kê đơn theo quy định mới nhất

Thuốc không kê đơn sẽ dễ dàng tìm mua ở các nhà thuốc. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về Danh mục thuốc không kê đơn theo quy định mới nhất.

Mục lục bài viết
  • Thuốc không kê đơn là gì?
  • Danh mục thuốc không kê đơn mới nhất
  • Tiêu chí lựa chọn thuốc đưa vào Danh mục thuốc không kê đơn
  • Có được quảng cáo thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn không?
  • Điều kiện để được quảng cáo thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn
Câu hỏi: Hiện nay tên các loại thuốc không kê đơn mới nhất được quy định tại văn bản nào? Có thể quảng cáo thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn không?

Thuốc không kê đơn là gì?

Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu sử dụng cho con người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể con người.

Theo quy định tại Khoản 27 Điều 2 Luật Dược 2016, thuốc không kê đơn là thuốc khi được cấp phát, bán lẻ và sử dụng không cần đơn thuốc.

thuốc không kê đơn là gì danh mục thuốc không kê đơnThuốc không kê đơn là gì?

Danh mục thuốc không kê đơn mới nhất

Hiện nay Danh mục thuốc không kê đơn được quy định tại Danh mục ban hành kèm Thông tư 07/2017/TT-BYT

TT

Thành phần hoạt chất

Đường dùng, dạng bào chế, giới hạn hàm lượng, nồng độ

Các quy định cụ thể khác

1

Acetylcystein

Uống: các dạng

2

Acetylleucin

Uống: các dạng

3

Acid acetylsalicylic (Aspirin) dạng đơn thành phần hoặc phối hợp với Vitamin C và/hoặc Acid citric và/hoặc Natri bicarbonat và/hoặc Natri salicylat

Uống: các dạng

Với chỉ định giảm đau, hạ sốt, chống viêm

4

Acid alginic (Natri Alginat) đơn thành phần hay phối hợp với các hợp chất của nhôm, magnesisi

Uống: các dạng

5

Acid amin đơn thành phần hoặc phối hợp (bao gồm cả dạng phối hợp với các Vitamin)

Uống: các dạng

Với chỉ định bổ sung acid amin, vitamin cho cơ thể

6

Acid aminobenzoic (Acid para aminobenzoic)

Uống: các dạng

7

Acid benzoic đơn thành phần hoặc phối hợp

Dùng ngoài

Uống: viên ngậm

8

Acid boric đơn thành phần hoặc phối hợp

Dùng ngoài

Thuốc tra mắt

9

Acid citric phối hợp với các muối natri, kali

Uống: các dạng

10

Acid cromoglicic và các dạng muối cromoglicat

Thuốc tra mắt, tra mũi với giới hạn nồng độ tính theo acid cromoglicic ≤ 2%

11

Acid dimecrotic

Uống: các dạng

12

Acid folic đơn thành phần hoặc phối hợp với sắt và/hoặc các Vitamin nhóm B, khoáng chất, sorbitol

Uống: các dạng

Với chỉ định chống thiếu máu, bổ sung dinh dưỡng

13

Acid glycyrrhizinic (Glycyrrhizinat) phối hợp với một số hoạt chất khác như Chlorpheniramin maleat, DL-methylephedrin, Cafein...

Uống: các dạng, bao gồm cả dạng viên ngậm

Dùng ngoài

14

Acid lactic đơn thành phần hoặc phối hợp

Dùng ngoài

15

Acid mefenamic

Uống: các dạng

16

Acid salicylic đơn thành phần hoặc phối hợp trong các thành phẩm dùng ngoài (phối hợp Lactic acid; Lưu huỳnh kết tủa...)

Dùng ngoài

17

Acyclovir

Dùng ngoài: thuốc bôi ngoài da với nồng độ Acyclovir ≤ 5%

18

Albendazol

Uống: các dạng

Với chỉ định trị giun

19

Alcol diclorobenzyl dạng phối hợp trong các thành phẩm viên ngậm

Uống: viên ngậm

20

Alcol polyvinyl

Dùng ngoài

>>> Xem chi tiết danh mục thuốc không kê đơn.

Tiêu chí lựa chọn thuốc đưa vào Danh mục thuốc không kê đơn

Điều 2 Thông tư 07/2017/TT-BYT quy định các tiêu chí để xem xét lựa chọn thuốc để đưa vào Danh mục thuốc không kê đơn bao gồm các tiêu chí sau:

  • Thứ nhất: Thuốc có độc tính thấp;

Trong quá trình bảo quản thuốc và khi sử dụng thuốc vào trong cơ thể con người, thuốc không tạo ra các sản phẩm phân hủy có độc tính.

Đồng thời thuốc không gây nên những phản ứng có hại nghiêm trọng đã được biết trước đó hoặc được Tổ chức Y tế thế giới, cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam hoặc nước ngoài khuyến cáo dẫn đến một trong những hậu quả sau:

  • Tử vong;

  • Đe dọa đến tính mạng;

  • Buộc người sử dụng thuốc phải nhập viện để điều trị hoặc kéo dài thời gian nằm viện của người người sử dụng thuốc;

  • Thuốc để lại di chứng nặng nề hoặc di chứng vĩnh viễn cho người sử dụng;

  • Thuốc gây ra các dị tật bẩm sinh ở thai nhi;

  • Bất kỳ phản ứng có hại nào khác gây hậu quả nghiêm trọng lâm sàng cho người sử dụng do người hành nghề khám chữa bệnh đánh giá, nhận định.

  • Thứ hai: Thuốc có phạm vi liều dùng rộng;

Thuốc an toàn cho các nhóm tuổi khác nhau, thuốc ít ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cần được theo dõi lâm sàng;

  • Thứ ba: Thuốc được chỉ định dùng trong việc điều trị các bệnh không phải bệnh nghiêm trọng. Người người sử dụng thuốc có thể tự điều trị, không bắt buộc phải có sự kê đơn và theo dõi của người hành nghề khám chữa bệnh;

  • Thứ tư: Thuốc có đường dùng, dạng thuốc đơn giản mà người sử dụng có thể tự dùng với hàm lượng, nồng độ thích hợp cho việc tự điều trị;

  • Thứ 5: Thuốc ít có tương tác với các thuốc khác cũng như thức ăn, đồ uống thông dụng;

  • Thứ 6: Thuốc có ít khả năng gây tình trạng lệ thuộc;

  • Thứ 7: Thuốc ít có nguy cơ bị lạm dụng, sử dụng sai mục đích gây ảnh hưởng đến sự an toàn của người sử dụng;

  • Thứ 8: Thuốc có thời gian lưu hành tại Việt Nam ít nhất từ 05 năm trở lên.

    Tiêu chí lựa chọn danh mục thuốc không kê đơn là gì?

Có được quảng cáo thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn không?

Hiện nay, pháp luật cho phép quảng cáo thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, việc quảng cáo phải tuân thủ theo các quy định pháp luật.

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đến công chúng. Việc quảng cáo có thể nhằm mục đích sinh lợi hoặc không có mục đích sinh lợi.

Việc quảng cáo thuốc theo quy định tại Điều 79 Luật Dược 2016 được thực hiện theo nội dung quảng cáo đã được Bộ Y tế xác nhận và thực hiện theo các quy định của pháp luật về quảng cáo.

Điều kiện để được quảng cáo thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn

Về điều kiện quảng cáo thuốc, Khoản 2 Điều 79 Luật Dược 2016 quy định như sau:

  • Thuốc nằm trong Danh mục thuốc không kê đơn;

  • Thuốc không thuộc trường hợp bị hạn chế sử dụng hoặc phải sử dụng dưới sự giám sát của thầy thuốc theo khuyến cáo của cơ quan có thẩm quyền;

  • Thuốc có giấy đăng ký lưu hành thuốc và giấy lưu hành còn thời hạn hiệu lực tại Việt Nam.

Như vậy, các đơn vị có thể quảng cáo thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn nhưng phải đảm bảo đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 79 Luật Dược 2016 nêu trên.

Trình tự, thủ tục quảng cáo thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn

  • Bước 1: Nộp hồ sơ;

  • Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và cấp giấy xác nhận;

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Bộ Y tế nhận đủ hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc, Bộ Y tế kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc.

Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc hoặc có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung quảng cáo, Bộ Y tế phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là nội dung giải đáp Danh mục thuốc không kê đơn theo quy định mới nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung tại bài viết trên này vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Lê Ngọc Khánh

Tham vấn bởi: Luật sư Lê Ngọc Khánh

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X