hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 09/02/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đánh nhau bị thương nơi làm việc có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?

Trong quá trình làm việc, không ít người lao động có mâu thuẫn dẫn đến ẩu đả, đánh nhau và bị thương. Vậy bị thương do đánh nhau tại nơi làm việc có được coi là tai nạn lao động và được hưởng chế độ hay không?

Mục lục bài viết
  • Thế nào được xem là tai nạn lao động?
  • Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
  • Đánh nhau bị thương nơi làm việc có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?
  • Đánh nhau nơi làm việc người lao động có thể bị sa thải
Câu hỏi: Em trai tôi trong quá trình làm việc tại công trường xây dựng đã có mẫu thuẫn và đánh nhau với một số đồng nghiệp và bị thương. Cho tôi hỏi, bị thương do đánh nhau tại nơi làm việc có được xem là tai nạn lao động và được hưởng chế độ gì hay không?

Thế nào được xem là tai nạn lao động?

Căn cứ khoản 8 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 thì tai nạn lao động được hiểu như sau:

“Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Như vậy, tai nạn lao động là những thương tích, tổn thất khi thực hiện công việc nhiệm vụ lao động dẫn đến suy giảm một phần khả năng lao động hoặc dẫn đến người lao động tử vong trong quá trình lao động.

Việc xác định người lao động bị thương tích/tử vongcó phải là tai nạn lao động hay không là căn cứ để xác định các quyền mà người lao động có thể được hưởng khi xảy ra tai nạn lao động.

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ hai điều kiện:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:

- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc

- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (yêu cầu văn bản theo yêu cầu từ đơn vị)

- Trên đường đi từ nơi làm về nhà và về từ nhà đến nơi làm việc. Việc di chuyển thực hiện trong khoảng thời gian, tuyến đường hợp lý.

2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên bị tai nạn

Tuy nhiên, NLĐ không được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu thuộc một trong các trường hợp:

- Bị tai nạn do mâu thuẫn giữa người bị tai nạn lao động và người gây ra tai nạn, không liên quan đến việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động theo quy định.

- NLĐ cố tình, cố ý hủy hoại bản thân

- Do NLĐ sử dụng các chất kích thích, chất ma túy, chất gây nghiện theo quy định của pháp luật.

danh nhau bithuong noi lam viec co duoc huong che do tai nan lao dong khong
Để được hưởng chế độ tai nạn nghề nghiệp cần đáp ứng đủ điều kiện. (Ảnh minh họa)

Đánh nhau bị thương nơi làm việc có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?

Theo nội dung trên, có thể thấy việc xác định tai nạn lao động ảnh hưởng lớn đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động cũng là yếu tố quyết định chế độ người lao động được hưởng.

Nếu bị thương tại nơi làm việc do đánh nhau là tai nạn lao động, người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ; chi trả trợ cấp cũng như các chi phí khác cho người lao động.

Tuy nhiên nếu không phải là tai nạn lao động, người lao động có thể bị kỷ luật lao động.

Từ định nghĩa về tai nạn lao động, có thể thấy rằng nếu như bị tai nạn lao động xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với công việc; nhiệm vụ lao động của người lao động thì đây được coi là tai nạn lao động và người lao động có thể được hưởng các chế độ về tai nạn lao động tương ứng; với mức suy giảm khả năng lao động.

Trường hợp các bên đánh nhau trong quá trình làm việc nhưng không phải là chấp hành nhiệm vụ hay thực hiện các công việc được giao; thì đây không được coi là tai nạn lao động. Trong trường hợp này người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động và còn có thể bị kỷ luật lao động.

Đánh nhau nơi làm việc người lao động có thể bị sa thải

Đối với trường hợp bị thương tại nơi làm việc do đánh nhau; người lao động ngoài việc không được hưởng trợ cấp tai nạn lao động mà còn đối diện với nguy cơ bị sa thải.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Bộ luật lao động 2019; quy định về hình thức sa thải thì:

“Hình thức xử lý kỷ luật sa thải; được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc; cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc”

Việc người lao động đánh nhau; cố ý gây thương tích cho người khác gây ảnh hường không nhỏ đến việc sản xuất; kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, tùy theo mức độ và hành vi người lao động vi phạm doanh nghiệp có thể quyết định việc áp dụng hình thức kỷ luật; sa thải đối với người lao động.

Trường hợp bị tai nạn lao động, khi lập xong hồ sơ xin trợ cấp lao động NLĐ có thể nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội tại quận, huyện nơi làm việc để yêu cầu xin hưởng trợ cấp tai nạn lao động.

Trên đây là giải đáp về vấn đề đánh nhau bị thương nơi làm việc có được hưởng chế độ tai nạn lao động? Nếu còn băn khoăn, bạn đọc thể liên hệ với chúng tôi qua hotline  19006199 để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X