Đặt cọc là việc diễn ra khá thường xuyên trong cuộc sống, tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn liệu hợp đồng đặt cọc có cần công chứng, có phải xuất hóa đơn? Cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời.
Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không?
Cụ thể, căn cứ khoản 2 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng đặt cọc là một giao dịch dân sự, chỉ trong những trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được công chứng, chứng thực thì phải tuân thủ theo quy định đó để đảm bảo về mặt hình thức của hợp đồng.
Điều 328 Bộ luật này quy định:
“Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”
Theo đó, mục đích của hợp đồng đặt cọc là để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện một hợp đồng khác. Cụ thể:
Trường hợp 1: Trường hợp hợp đồng được giao kết:
- Tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc; hoặc
- Tài sản đặt cọc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền
Trường hợp 2: Trường hợp bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng khi hết thời gian đặt cọc thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.
Trường hợp 3: Trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng khi hết thời gian đặt cọc:
- Bên nhận đặt cọc phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc; hoặc
- Trả một số tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc
Như vậy hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng mới có hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên, căn cứ khoản 1 Điều 92 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, các loại hợp đồng đã được công chứng hợp pháp sẽ có giá trị chứng và không phải chứng minh. Do đó, chúng ta nên thực hiện việc công chứng hợp đồng đặt cọc..
Đặt cọc có phải xuất hóa đơn không?
Đặt cọc có phải xuất hóa đơn không?
Tùy thuộc vào trường hợp mà theo quy định việc đặt cọc sẽ cần hoặc không cần xuất hóa đơn cụ thể như sau:
Căn cứ Công văn số 75543/CT-TTHT do Tổng cục thuế ban hành ngày 20/11/2017, theo đó có 02 trường hợp tùy theo hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty quy định về tiến độ thanh toán như thế nào để làm căn cứ cho việc xuất hóa đơn giá trị gia tăng:
- Trường hợp 1: Nếu Công ty tiếp nhận một khoản tiền đặt cọc từ bên đi thuê để thực hiện tiến độ dự án hoặc nếu việc thu tiền đặt cọc được định rõ trong tiến độ thu tiền của hợp đồng, thì Công ty sẽ phải tạo hóa đơn và thực hiện kê khai thuế GTGT đầu ra theo quy định.
- Trường hợp 2: Khi khoản tiền đặt cọc từ bên đi thuê được sử dụng để đảm bảo thực hiện hợp đồng (trong thời điểm trước khi cung ứng dịch vụ hoặc thực hiện hợp đồng), và việc thu tiền đặt cọc không thuộc tiến độ dự án hoặc kế hoạch thu tiền trong hợp đồng, thì Công ty không cần phải tạo hóa đơn GTGT trong trường hợp này.
Tiền đặt cọc có lấy lại được không?
Như đã nêu ở phần đầu của bài viết, mục đích của hợp đồng đặt cọc là bảo đảm giao kết hoặc thực hiện một hợp đồng khác. Theo đó, sẽ có 03 tình huống xảy ra:
Trường hợp 1: Hai bên thực hiện hợp đồng
Tài sản đặt cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được cấn trừ nghĩa vụ trả tiền khi hai bên thực hiện hợp đồng.
Trường hợp 2: Bên bán (bên nhận đặt cọc) không thực hiện hợp đồng
Trong trường hợp bên bán (bên nhận đặt cọc) từ chối thực hiện hợp đồng thì bên bán phải trả lại số tiền đã cọc cho bên mua (bên nhận đặt cọc) và trả thêm một khoản tương đương với số tiền đã nhận đặt cọc cho bên mua.
Trường hợp 3: Bên mua không thực hiện hợp đồng
Trong trường hợp bên mua (bên đặt cọc) từ chối thực hiện hợp đồng thì bên bán có quyền lấy số tiền cọc đó.
Trên đây là thông tin gửi đến bạn đọc xoay quanh vấn đề đặt cọc có cần công chứng, có phải xuất hóa đơn không…. Nếu còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được giải đáp