Đất dính quy hoạch có vay ngân hàng được không? Nếu không vay vốn được ngân hàng thì có thế chấp vay được cá nhân không? Cùng giải đáp trong bài viết sau đây của HieuLuat.
Hiện nay, do nhu cầu làm ăn, kinh doanh nên tôi muốn thế chấp diện tích đất này tại ngân hàng thương mại.
Do vậy, ngân hàng không thể nhận thế chấp tài sản này của tôi được.
Xin hỏi Luật sư, theo quy định pháp luật, đất trong quy hoạch có thế chấp được ngân hàng không?
Nếu cá nhân có thể thế chấp được thì tôi phải thực hiện thủ tục gì để được vay khoản vốn này của cá nhân và thế chấp bằng quyền sử dụng đất?
Trân trọng cảm ơn Luật sư đã hỗ trợ.
Chào bạn, liên quan đến đất dính quy hoạch có vay ngân hàng được không và có vay thế chấp tài sản của cá nhân được không mà bạn đang quan tâm, chúng tôi giải đáp như sau:
Năm 2023, đất dính quy hoạch có vay ngân hàng được không?
Việc vay vốn ngân hàng và thế chấp bằng quyền sử dụng đất là một trong những quyền của người sử dụng đất.
Dưới góc độ pháp lý, thửa đất đang nằm trong quy hoạch vẫn có thể được thế chấp tại ngân hàng nếu thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 49 Luật Đất đai 2013, sửa đổi tại khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch.
Cụ thể là các trường hợp sau đây:
Đất nằm trong quy hoạch sử dụng đất mở rộng đường quốc lộ nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện nơi có đất;
Hoặc đất nằm trong quy hoạch mở rộng đường quốc lộ, có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện nhưng chưa có thông báo/quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền;
Hoặc đất nằm trong quy hoạch, đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện nhưng sau 3 năm kể từ khi có kế hoạch mà không bị thu hồi/hoặc sau 3 năm đã có điều chỉnh, hủy bỏ kế hoạch nhưng không công bố/hoặc sau 3 năm không thực hiện hủy bỏ, điều chỉnh;
Đất dính quy hoạch có vay ngân hàng được không theo quy định 2023?
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các ngân hàng thường không chấp nhận thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất nằm trong quy hoạch với các lý do sau đây:
Thời gian vay thường kéo dài khoảng 3 - 5 năm cho 1 hợp đồng tín dụng. Do vậy, nếu đất nằm trong quy hoạch, có thể sẽ làm cho hợp đồng thế chấp bị gián đoạn do tài sản thế chấp không còn. Các mâu thuẫn, tranh chấp cũng có thể phát sinh từ giai đoạn này;
Việc giải quyết vấn đề liên quan đến tài sản thế chấp bị thu hồi trong thời gian vay/thế chấp thường không dễ dàng. Khó khăn có thể đến ngay từ các thủ tục hành chính/hoặc trình tự xử lý tài sản thế chấp này. Vậy nên, đây cũng là lý do khiến các ngân hàng từ chối;
Tài sản thế chấp bị thu hồi cũng có nghĩa rằng rủi ro khoản nợ trở thành nợ xấu ngân hàng có căn cứ tăng. Nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng tín dụng, uy tín cũng như hoạt động cho vay của ngân hàng. Theo đó, ngân hàng cũng thường từ chối những khoản vay có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất trong quy hoạch;
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể từ chối đăng ký biến động cho hợp đồng vay thế chấp mà đất đang trong quy hoạch, nên, các ngân hàng trên địa bàn dù có muốn thì cũng khó có thể chấp thuận đề nghị của khách hàng;
Từ những căn cứ trên, có thể nhận định, câu hỏi đất dính quy hoạch có vay ngân hàng được không, dưới góc độ pháp lý thì vẫn có thể thực hiện được.
Điều kiện thực hiện là thuộc một trong những trường hợp luật định mà chúng tôi đã nêu trên.
Tuy pháp luật cho phép thực hiện nhưng có thể các ngân hàng sẽ từ chối yêu cầu với những lý do khách quan như chúng tôi đã trình bày.
Do vậy, trước khi tiến hành vay thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng, bạn nên tham vấn, hỏi ý kiến của ngân hàng dự định vay để được giải đáp cụ thể.
Được vay tiền cá nhân thế chấp bằng nhà đất không?
Căn cứ quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Điều 35 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, Luật Đất đai 2013 việc vay tiền cá nhân, thế chấp bằng quyền sử dụng đất vẫn được phép thực hiện.
Tuy nhiên, bên nhận thế chấp bằng quyền sử dụng đất của cá nhân/hộ gia đình là cá nhân phải thỏa mãn toàn bộ các điều kiện sau đây:
Tài sản thế chấp phải là quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân;
Bên nhận thế chấp là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Việc nhận thế chấp phải đảm bảo đúng luật, không vi phạm điều cấm của pháp luật, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, không trái đạo đức xã hội;
Hợp đồng thế chấp phải được lập có công chứng hoặc chứng thực theo quy định;
Việc thế chấp phải được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Quy định về việc tính lãi trong hợp đồng thế chấp phải tuân thủ quy định tại Bộ luật Dân sự 2015;
Cá nhân có thể là bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất
Từ các quy định trên, suy ra, bạn hoàn toàn có quyền vay tiền của cá nhân và thế chấp bằng quyền sử dụng đất để đảm bảo cho khoản vay này.
Tuy vậy, hiện nay, không nhiều cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai/Phòng Tài nguyên và Môi trường) nơi có đất chấp thuận đăng ký biến động cho trường hợp vay vốn này.
Đồng thời, không có nhiều các văn phòng công chứng/phòng công chứng chấp thuận chứng nhận hợp đồng thế chấp này do chưa có các văn bản dưới Nghị định hướng dẫn chi tiết về điều kiện, cách thức, yêu cầu khi ký công chứng loại giao dịch này.
Nói cách khác, khi thực hiện vay vốn của cá nhân, thế chấp bằng quyền sử dụng đất, bạn cần phải liên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương nơi có đất, tổ chức hành nghề công chứng trước khi tiến hành vay.
Kết luận: Với câu hỏi đất dính quy hoạch có vay ngân hàng được không/hoặc có vay thế chấp bởi cá nhân được không mà bạn quan tâm đã được chúng tôi giải đáp chi tiết ở trên.
Theo đó, pháp luật hiện hành cho phép bạn được vay thế chấp bằng quyền sử dụng đất với bên nhận thế chấp là cá nhân.
Bên nhận thế chấp cũng phải đảm bảo toàn bộ các điều kiện như quy định tại Nghị định 21/2021/NĐ-CP như chúng tôi đã trình bày.
Trên đây giải đáp về đất dính quy hoạch có vay ngân hàng được không? Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.