Đất không có đường đi là vấn đề xảy ra khá phổ biến trên thực tế. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này, rất nhiều tranh chấp không đáng có đã xảy ra do không nắm rõ quy định của pháp luật.
Đất không có đường đi phải làm gì?
Chào bạn. Vấn đề người dân mua đất xong mới biết thửa đất của mình không có lối đi qua không phải là chuyện hiếm.
Tuy nhiên, nhận thấy sự bất cập và vô lý của thực trạng này, Bộ luật Dân sự đã quy định tại Điều 254 về quyền về lối đi qua như sau:
Điều này có nghĩa là, nếu thửa đất của bạn không có lối đi do bị vây bọc bởi đất của các hộ gia đình khác thì bạn có quyền yêu cầu chủ thửa đất vây bọc thửa đất của bạn mở lối đi cho bạn.1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
Bạn cần đặt vấn đề, thương lượng để mua lại hoặc chừa một phần đất của bất động sản vây bọc nhằm làm đường. Để thỏa thuận được, bạn cần thương lượng về vấn đề mở đường và đền bù hoặc giá mua lại đoạn đường đó.
Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, miễn thuận tiện cho việc đi lại và các bên liên quan, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống và các quyền lợi của các bên đến mức tối đa.Nếu không thể thỏa thuận được, bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Xem thêm: Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai như thế nào?Trước đó, bạn nên nộp đơn yêu cầu hòa giải lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Cơ quan này sẽ cử người phân tích quyền và nghĩa vụ cho các bên, động viên, hòa giải người có thửa đất vây quanh mở đường cho bạn. Đây là cách tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho bạn nhất.
Bạn cần lưu ý rằng, sau khi đã thỏa thuận xong việc mở đường cho thửa đất, bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai để tránh xảy ra tranh chấp sau này.
Xem thêm: Đăng ký biến động đất đai: Hồ sơ, thủ tục thế nào?
Đất không có đường đi, sang tên được không?
- Có Sổ đỏ/Sổ hồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;
- Đất không có tranh chấp tại thời điểm sang tên;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Đất vẫn đang trong thời hạn sử dụng.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 191 Luật Đất đa 2013 quy định các trường hợp không được nhận chuyển nhượng đất gồm:
Trường hợp 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
Trường hợp 2: Đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân thì tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp 3: Không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa nếu hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Trường hợp 4: Nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng.
Như vậy, nếu chỉ vì lý do là đất không có đường đi mà không được sang tên thì trả lời của cán bộ tiếp nhận hồ sơ là không có cơ sở.Trên đây là giải đáp đất không có đường đi phải làm sao? Nếu vẫn chưa hiểu rõ vấn đề, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
>> Hàng xóm không cho xây nhà, tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi?