hieuluat
Chia sẻ email

Đất lấn chiếm có được bồi thường khi Nhà nước thu hồi không?

Đất lấn chiếm có được bồi thường khi thu hồi không? Quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào? Cùng HieuLuat tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi có vướng mắc liên quan đến vấn đề thu hồi đất, bồi thường cần được hỗ trợ như sau:

Theo như tôi được biết, gia đình tôi đang sử dụng diện tích đất có một phần là lấn chiếm mà có.

Hiện nay, Nhà nước có dự án mở rộng đường giao thông, nên có thông báo về việc thu hồi diện tích đất lấn chiếm mà gia đình tôi đã sử dụng nhiều năm nay.

Xin hỏi Luật sư, nếu thu hồi đất lấn chiếm thì chúng tôi có được đền bù bồi thường không?

Chào bạn, đất lấn chiếm có được bồi thường khi thu hồi không là câu hỏi được chúng tôi giải đáp như dưới đây dựa trên quy định hiện hành và thông tin bạn cung cấp.

Đất lấn chiếm có được bồi thường khi thu hồi không?

Căn cứ quy định của Luật Đất đai và thông tin bạn cung cấp, các khoản đền bù bồi thường khi thu hồi đất bao gồm:

  • Bồi thường về đất;

  • Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;

  • Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi, nhà ở/công trình trên đất;

  • Bồi thường thiệt hại vì ngừng sản xuất, kinh doanh;

Đất lấn chiếm vẫn có thể được đền bù, bồi thường các khoản nêu trên.

Tuy nhiên, để được nhận các khoản đền bù, bồi thường này, thửa đất của gia đình bạn phải đáp ứng các điều kiện luật định.

Chi tiết như sau:

Theo quy định, đất lấn chiếm có được bồi thường khi thu hồi không?Theo quy định, đất lấn chiếm có được bồi thường khi thu hồi không?

Khoản được đền bù, bồi thường

Điều kiện được đền bù, bồi thường

Đền bù về đất

  • Đã có giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận nhưng chưa được cấp;

  • Không là đất thuê trả tiền thuê hàng năm;

  • Trường hợp riêng: Người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và đất nông nghiệp được sử dụng từ trước 1/7/2004, không có sổ đỏ hoặc không đủ điều kiện cấp sổ đỏ (khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai 2013);

Đền bù chi phí đầu tư vào đất còn lại

  • Đất sử dụng với mục đích nông nghiệp;

  • Hoặc không đủ điều kiện được bồi thường về đất nhưng được bồi thường về chi phí đầu tư vào đất còn lại quy định tại Điều 76 Luật Đất đai 2013;

Bồi thường về cây trồng, vật nuôi, nhà ở/công trình xây dựng khác trên đất

Nếu phải di dời, thu hoạch sớm hoặc bị tháo dỡ, phá bỏ thì được bồi thường tùy thuộc thiệt hại phát sinh

Bồi thường thiệt hại nếu bị ngừng sản xuất, kinh doanh

Nếu Nhà nước thu hồi đất mà dẫn đến việc hộ gia đình, cá nhân phải ngừng sản xuất kinh doanh, phát sinh thiệt hại thì được bồi thường

Do thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi chưa đầy đủ nên có thể có các kết quả sau đây:

  • Nếu bạn muốn nhận được đền bù bồi thường về đất thì thửa đất của bạn phải được cấp giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai 2013;

  • Nếu là đền bù chi phí đầu tư vào đất còn lại: Thì hoặc là bạn thuộc trường hợp không được đền bù về đất theo quy định tại Điều 76 Luật Đất đai 2013, hoặc đất bị thu hồi là đất nông nghiệp;

  • Nếu muốn đền bù, bồi thường về tài sản gắn liền với đất, cây trồng, vật nuôi trên đất: Phải có thiệt hại về tài sản trên đất hoặc phải di chuyển, thu hoạch cây trồng, vật nuôi trên đất;

Như vậy, với câu hỏi đất lấn chiếm có được bồi thường khi thu hồi không, pháp luật quy định như sau:

Đất lấn chiếm vẫn có thể được đền bù bồi thường về đất nếu đã có sổ đỏ hoặc đủ điều kiện cấp sổ đỏ hoặc thuộc trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai 2013;

Ngoài việc được đền bù, bồi thường bằng tiền, người sử dụng đất còn có thế được đền bù bồi thường về tài sản nếu có thiệt hại về tài sản hoặc phải bán, di dời cây trồng, vật nuôi trên đất;

Cách xác định mức tiền được đền bù bồi thườngCách xác định mức tiền được đền bù bồi thường

Mức đền bù bồi thường khi thu hồi đất như thế nào?

Mức đền bù cụ thể là bao nhiêu cũng là câu hỏi được quan tâm ngoài vấn đề đất lấn chiếm được bồi thường khi thu hồi không.

Mức bồi thường được quy định như sau:

  • Bồi thường về đất: Giao đất có cùng mục đích sử dụng/hoặc chi trả bằng tiền nếu người sử dụng đất lựa chọn nhận tiền bồi thường hoặc địa phương không có đất để đền bù;

  • Bồi thường về chi phí đầu tư vào đất còn lại: Áp dụng theo quy định tại Nghị định 47/2014/NĐ-CP và quy định chi tiết của từng địa phương nơi có đất bị thu hồi;

  • Bồi thường khi bị ngừng sản xuất, kinh doanh: Tính trên chi phí thiệt hại và theo quy định cụ thể của từng tỉnh;

  • Bồi thường thiệt hại về nhà ở, công trình xây dựng khác: Bằng giá trị của nhà ở, công trình mới xây dựng nếu bị thu hồi toàn bộ công trình hoặc phần còn lại không đảm bảo tiêu chuẩn để ở;

    • Hoặc theo thiệt hại thực tế nếu không là trường hợp nêu trên;

  • Bồi thường về cây trồng trên đất (nếu có): Tùy thuộc từng loại cây mà mức đền bù bồi thường khác nhau, quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 90 Luật Đất đai 2013:

Điều 90. Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi

1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;

b) Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;

c) Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;

d) Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

  • Bồi thường vật nuôi trên đất: Chi tiết do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất quy định nhưng dựa trên nguyên tắc:

    • Nếu là thủy sản đến kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường, nếu là thủy sản chưa đến kỳ thu hoạch thì được bồi thường theo thiệt hại thực tế;

    • Nếu phải di dời thì bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra;

Như vậy, đất lấn chiếm có được bồi thường khi thu hồi không, mức bồi thường là bao nhiêu là những vấn đề đã được chúng tôi giải đáp ở trên.

Theo đó, mỗi loại đền bù, bồi thường sẽ có quy định khác nhau và mức tiền đền bù khác nhau.

Chi tiết như chúng tôi đã hướng dẫn ở trên.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề đất lấn chiếm có được bồi thường khi thu hồi không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X