hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 15/03/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đặt tên con thế nào để không bị sai luật? [Quy định mới nhất]

Đặt tên cho con hẳn là nhiệm vụ cao cả mà bố mẹ nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên việc đặt con thế nào để không bị sai luật thì không phải ai cũng biết được.

Câu hỏi: Vợ chồng tôi sắp có con đầu lòng, chúng tôi đang nghĩ đên cho bé và cũng muốn đặt cho con một tên kiểu độc, lạ. Nhưng lại nghe mọi người bảo không phải muốn đặt con thế nào cũng được có đúng không? Vậy mong HieuLuat tư vấn giúp tôi cách đặt con đúng luật?

Đặt tên con thế nào để không bị sai luật?

Về quyền có họ, tên quy định tại Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Mỗi cá nhân đều có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có).

Họ, tên của một người thì được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

- Họ của cá nhân được xác định có thể là họ của cha đẻ hoặc cũng có thể họ của mẹ đẻ, điều này phụ thuộc theo thỏa thuận của cha mẹ. Mếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán.

Trong trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con sẽ được xác định theo họ của mẹ đẻ.

Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi.

Nếu trẻ chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ được xác định theo họ của người đó.

Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.

Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật Hình sự là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Cha mẹ khi đặt tên cho trẻ cũng cần lưu ý việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (quy định tại Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015)

Bên cạnh đó, tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; tên không đặt bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

- Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.

- Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Ngoài ra, về nội dung khai sinh tại Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP cũng quy định việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật; yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam.

Khi khai sinh cho trẻ không đặt tên quá dài, khó sử dụng.

Điều luật này cũng nêu rõ trong trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán tuy nhiên phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.

đặt tên con thế nào để không bị sai luậtKhông phải ai cũng nắm được cách đặt tên con đúng luật.

Trường hợp nào được thay đổi họ, tên?

Bộ luật Dân sự 2025 cũng quy định rõ các trường hợp được thay tên, đổi họ như sau:

Quyền

Trường hợp










Quyền thay đổi họ

(Điều 27)

Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

- Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

- Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

- Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

- Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

- Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

- Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

- Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

- Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.








Quyền thay đổi tên

(Điều 28)

Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:

- Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

- Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

- Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

- Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

- Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

- Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

- Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

Lưu ý:

Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi đặt tên con thế nào để không bị sai luật? Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X