hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 17/11/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đất thừa kế sau hôn nhân là đất gì? Định đoạt thế nào?

Đất thừa kế sau hôn nhân có được coi là tài sản chung không? Loại đất này có đặc điểm gì? Nếu là đất thừa kế thì có phải chia khi ly hôn không? HieuLuat sẽ giải đáp cho bạn đọc những vướng mắc liên quan đến vấn đề này trong bài viết dưới đây. 

 

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi được nhận thừa kế một mảnh đất từ bà nội của mình trong thời kỳ chung sống hôn nhân.

Nay, chúng tôi giải quyết ly hôn, vậy mảnh đất này có phải chia đôi không Luật sư?

Một vấn đề khác tôi muốn hỏi, nếu sau khi ly hôn mà tôi được nhận thừa kế từ bố mẹ thì đất này có còn liên quan gì đến tài sản chung của tôi với chồng cũ không? (vì khi ly hôn, chúng tôi không yêu cầu Tòa giải quyết chia tài sản chung).

Tôi muốn bán tài sản này thì thực hiện như thế nào, Luật sư?

Chào bạn, chúng tôi xin giải đáp những vướng mắc pháp lý liên quan đến định đoạt đất thừa kế sau hôn nhân và chia tài sản khi ly hôn là đất được thừa kế như sau:

Đất thừa kế sau hôn nhân được định đoạt thế nào?

Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng bạn có phần diện tích đất được nhận thừa kế từ bố mẹ bạn sau khi đã ly hôn.

Đây là phần diện tích đất được hình thành ngoài thời kỳ chung sống hôn nhân và là đất được thừa kế, do đó, đây là phần tài sản thuộc quyền sử dụng, sở hữu riêng của bạn.

Điều này cũng có nghĩa rằng, phần tài sản này không liên quan đến phần tài sản chung của bạn và người chồng cũ (đã ly hôn).

Việc định đoạt tài sản đất đai được nhận thừa kế này sẽ thuộc về bạn mà không ai có quyền can thiệp hoặc ngăn cản.

Tức là, bạn có quyền tặng cho, mua bán, chuyển nhượng, lập di chúc, góp vốn… theo ý muốn của bạn miễn sao đảm bảo quy định theo Điều 188 Luật Đất đai 2013 như:

  • Đất đã được cấp sổ đỏ và còn thời hạn sử dụng đất tại thời điểm thực hiện chuyển quyền;

  • Thửa đất không có tranh chấp, không bị khiếu nại, khởi kiện;

Quyền sử dụng đất không thuộc trường hợp bị kê biên để thi hành án theo bản án/quyết định của Tòa án có thẩm quyền.

Như vậy, đất thừa kế sau hôn nhân là phần diện tích đất được nhận thừa kế sau khi nam nữ đã thực hiện thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật.

Đây là phần diện tích đất thuộc quyền sử dụng riêng của người nhận thừa kế.

Phần diện tích đất này là tài sản riêng của người nhận thừa kế, do đó, chỉ có họ mới có quyền định đoạt (mua bán, tặng cho, góp vốn,...).

dat thua ke sau hon nhan

Đất thừa kế có phải chia khi ly hôn không?

Bên cạnh vấn đề đất thừa kế sau hôn nhân được định đoạt thế nào thì trong trường hợp của bạn còn vấn đề về chia tài sản là đất đai nhận thừa kế khi ly hôn.

Về nguyên tắc, tài sản được nhận thừa kế trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của người được nhận thừa kế (Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).

Do thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi chưa đầy đủ nên thực tế có thể phát sinh hai trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Sau khi nhận thừa kế, bạn không nhập tài sản này vào khối tài sản chung của hai vợ chồng

Trường hợp 2: Sau khi nhận thừa kế, bạn đã thực hiện thủ tục nhập tài sản riêng này thành tài sản chung của hai vợ chồng

Việc chia tài sản khi ly hôn

  • Không cần phải phân chia tài sản này khi ly hôn vì đây là tài sản riêng của bạn;

  • Bạn có toàn quyền định đoạt đối với khối tài sản được nhận thừa kế này;

Được phân chia theo thỏa thuận của hai bên hoặc theo quy định của Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

Mua bán/chuyển nhượng

Được quyền tự quyết định việc mua bán, chuyển nhượng đối với khối tài sản này

  • Phải được sự đồng ý của cả hai vợ chồng trước khi thực hiện thủ tục ly hôn, chia tài sản chung (trước khi có quyết định/bản án của tòa về chia tài sản chung khi ly hôn);

  • Hoặc theo bản án, quyết định của tòa án nhân dân có thẩm quyền đối với tài sản chung nếu đã giải quyết thủ tục ly hôn và chia tài sản chung);

Thủ tục mua bán, chuyển nhượng

Bước 1: Thương lượng, thỏa thuận về hợp đồng chuyển nhượng

  • Đây là bước đầu tiên để tiến hành thủ tục chuyển quyền sử dụng đất đai;

  • Các bên có quyền thỏa thuận về giá cả, nghĩa vụ chịu thuế, phí công chứng,...;

  • Các bên nên lập bản dự thảo hợp đồng để việc ký kết chính thức được thuận lợi hơn;

Bước 2: Ký kết hợp đồng chuyển nhượng có công chứng/chứng thực theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013

  • Các bên có quyền lựa chọn việc ký kết hợp đồng có công chứng (tại văn phòng công chứng, phòng công chứng) hoặc tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất (ký chứng thực);

  • Hợp đồng có hiệu lực pháp lý kể từ thời điểm được công chứng hoặc chứng thực;

Bước 3: Đăng ký sang tên đất đai

  • Đây là thủ tục được thực hiện tại văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất sau khi đã ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng có công chứng/chứng thực;

  • Các bên có nghĩa vụ kê khai đóng nộp thuế, phí theo quy định pháp luật trước khi nhận kết quả;

  • Các chi phí thường bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ, lệ phí cấp giấy chứng nhận;

Kết luận: Về nguyên tắc, đất thừa kế trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của người được nhận thừa kế.

Tuy nhiên, không giống với đất thừa kế sau hôn nhân, đất thừa kế trong thời kỳ hôn nhân vẫn có thể phải chia khi ly hôn nếu người được nhận tài sản thừa kế nhập tài sản riêng này vào khối tài sản chung của vợ chồng.

Do vậy, quyền quyết định mua bán, chuyển nhượng tài sản này có một số điểm khác biệt so với tài sản nhận thừa kế sau khi ly hôn như chúng tôi đã trình bày ở trên.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về đất thừa kế sau hôn nhân, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.
Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X