hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 12/01/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đấu thầu, đấu giá là gì? Đấu thầu khác đấu giá như thế nào?

Đấu giá và đấu thầu là hai khái niệm tuy hoàn toàn khác nhau nhưng rất dễ gây nhầm lẫn. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp Quý bạn đọc hiểu rõ và phân biệt được đấu thầu khác đấu giá như thế nào?

Mục lục bài viết
  • Đấu thầu là gì?
  • Đấu giá là gì?
  • Đấu thầu khác đấu giá như thế nào?
Câu hỏi: Cho tôi hỏi đấu thầu khác đấu giá như thế nào? Có bao nhiêu tiêu chí để phân biệt 02 hoạt động trên? Khi nào cần thực hiện đấu thầu, đấu giá? Xin cảm ơn.

Đấu thầu là gì?

Đấu thầu là một quá trình nhằm lựa chọn ra nhà thầu để ký kết, thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, hợp đồng mua sắm hàng hóa, hợp đồng xây lắp; lựa chọn ra nhà đầu tư để ký kết, thực hiện các hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh dựa trên cơ sở đảm bảo sự cạnh tranh, công bằng, minh bạch, mang lại hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình (theo Khoản 8 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023).

Một số thuật ngữ đấu thầu thường xuyên được nhắc đến như sau:

- Đấu thầu qua mạng: Thực hiện quá trình đấu thầu thông qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

- Đấu thầu quốc tế: Hoạt động đấu thầu trong đó nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài đều được quyền tham dự.

- Đấu thầu trong nước: Hoạt động đấu thầu trong đó chỉ mỗi nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được quyền tham dự.

Đấu thầu là gì?Đấu thầu là gì?

Đấu giá là gì?

Đấu giá là hình thức bán tài sản khi có từ trên 02 người tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Luật Đấu giá tài sản 2016, trừ trường hợp chỉ có duy nhất 01 người đăng ký tham gia đấu giá, 01 người tham gia đấu giá, 01 người trả giá, 01 người chấp nhận giá theo quy định tại Điều 49 Luật Đấu giá tài sản 2016.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 185 Luật Thương mại 2005, đấu giá hàng hóa là 01 hoạt động thương mại, tại đó người bán hàng có thể tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để lựa chọn ra người mua hàng hóa trả giá cao nhất.

Đấu thầu khác đấu giá như thế nào?Đấu thầu khác đấu giá như thế nào?

Đấu thầu khác đấu giá như thế nào?

Tiêu chí

Đấu thầu

Đấu giá

Cơ sở pháp lý

Luật Thương mại 2005

Luật Đấu thầu 2023

Luật Đấu giá tài sản 2016

Chủ thể

- Bên mời thầu, bao gồm:

+ Chủ đầu tư;

+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư; tổ chức đấu thầu

- Nhà thầu: Tổ chức cá nhân đứng tên dự thầu, ký và thực hiện hợp đồng nếu trúng thầu, bao gồm:

+ Nhà thầu trong nước

+ Nhà thầu nước ngoài

+ Nhà thầu phụ

+ Nhà thầu phụ đặc biệt

- Người có tài sản đấu giá là chủ sở hữu của tài sản đấu giá.

- Người tham gia đấu giá là chủ thể (tổ chức,cá nhân) đáp ứng đủ điều kiện để tham gia đấu giá

Đối tượng

Hàng hóa, dịch vụ.

- Hàng hóa

- Tài sản bao gồm:

+ Quyền sử dụng đất

+ Tài sản bảo đảm

+ Tài sản thi hành án

+ Tài sản cố định của doanh nghiệp (vốn,...)

+ Hàng dự trữ quốc gia

+ Hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng hạ tầng

+ Quyền khai thác khoáng sản

+ Quyền sử dụng tần số vô tuyến điện

+ Các tài sản khác theo quy định pháp luật phải thực hiện đấu giá tài sản

Hình thức

- Đấu thầu rộng rãi

- Đấu thầu hạn chế

- Chỉ định thầu

- Chào hàng cạnh tranh

- Mua sắm trực tiếp tự thực hiện

- Tham gia thực hiện của cộng đồng

- Đàm phán giá

- Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

- Đấu giá tài sản trực tiếp thông qua lời nói

- Đấu giá tài sản trực tiếp thông qua bỏ phiếu

- Đấu giá tài sản gián tiếp thông qua bỏ phiếu 

- Đấu giá tài sản trực tuyến

Phương thức

- Phương thức 01 giai đoạn 1 túi hồ sơ

- Phương thức 01 giai đoạn 2 túi hồ sơ

- Phương thức 02 giai đoạn 1 túi hồ sơ

- Phương thức 02 giai đoạn 2 túi hồ sơ

- Phương thức trả giá lên

- Phương thức đặt giá xuống

Mục đích

Lựa chọn ra nhà đầu tư, nhà thầu để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, hợp đồng kinh doanh; Tìm ra nhà thầu là người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thể đáp ứng được các yêu cầu mà bên mua đặt ra.

Tìm ra người mua hàng hóa, dịch vụ có thể đáp ứng được các yêu cầu mà bên bán, bên cung ứng dịch vụ đặt ra.

Hồ sơ

Hồ sơ dự thầu bao gồm:

 

Hồ sơ mời thầu bao gồm các thành phần sau:

(1) Chỉ dẫn nhà thầu

(2) Bảng dữ liệu

(3) Tài liệu đánh giá về tính hợp lệ của bộ hồ sơ dự thầu, bao gồm:

- Tài liệu đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu; 

- Kỹ thuật; 

- Tài chính, thương mại;

- Uy tín của nhà thầu (Đánh giá bằng các hợp đồng dự thầu tương tự, với chất lượng hàng hóa của nhà thầu đã từng thực hiện trước đó

(4) Mẫu mời và dự thầu

(5) Phạm vi cung cấp dịch vụ, yêu cầu về kỹ thuật, các điều khoản tham chiếu

(6) Các điều kiện và biểu mẫu hợp đồng

(7) Các tài liệu, bản vẽ và các nội dung khác (nếu có).

Hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá, bao gồm các thành phần sau:

(1) Đơn đăng ký tham gia đấu giá

(2) Tài liệu pháp lý của cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá 

(3) Chứng từ nộp tiền đặt trước, phiếu thu tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá.

(4) Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác đăng ký, tham gia đấu giá và làm các thủ tục liên quan.

Trên đây là bài viết của chúng tôi phân tích đấu thầu khác đấu giá như thế nào. Trong quá trình tìm hiểu còn gặp bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline  19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X