hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 24/01/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đấu thầu rộng rãi là gì? Ưu, nhược điểm của đấu thầu rộng rãi

Đấu thầu rộng rãi là một trong những hình thức đấu thầu được quy định tại Luật Đấu thầu 2023. Vậy đấu thầu rộng rãi là gì? Cùng tham khảo bài viết sau.

Mục lục bài viết
  • Đấu thầu rộng rãi là gì?
  • Trường hợp nào áp dụng đấu thầu rộng rãi
  • Ưu nhược điểm của đấu thầu rộng rãi
  • Quy trình đấu thầu rộng rãi qua mạng
Câu hỏi: Tôi có một dự án xây dựng lớn cần đem ra đấu thầu xây dựng, tuy nhiên tôi vẫn đang cân nhắc về việc chọn hình thức đấu thầu rộng rãi. Vậy ưu, nhược điểm của đấu thầu rộng rãi là gì?

Đấu thầu rộng rãi là gì?

Đấu thầu rộng rãi là gì?Đấu thầu rộng rãi là gì?

Hiện nay khái niệm đấu thầu rộng rãi được giải thích qua khoản 1 Điều 21 Luật Đấu thầu 2023 như sau: Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự.

Theo đó, có thể hiểu đấu thầu rộng rãi là một hình thức lựa chọn nhà thầu phù hợp nhưng không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự.

Đây cũng là một trong những hình thức đấu thầu được lựa chọn phổ biến do có thể có nhiều nhà thầu đảm bảo cho việc thi công, giúp các nhà thầu giảm bớt lo lắng về số vốn thực hiện công trình và quy mô công trình.

Trường hợp nào áp dụng đấu thầu rộng rãi

Căn cứ tại khoản 2 Điều 21 Luật Đấu thầu 2023 các trường hợp được phép áp dụng đấu thầu rộng rãi bao gồm:

  • Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;

  • Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;

  • Gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

  • Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;

  • Gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù mà chưa xác định được chính xác các yêu cầu kỹ thuật cụ thể, đầy đủ cho gói thầu tại thời điểm tổ chức đấu thầu...

Đối với gói thầu rộng rãi, đây là một trong những gói thầu được sử dụng bổ biến và có thể áp dụng trong hầu hết các trường hợp.

Chỉ trừ, các trường hợp luật quy định phải áp dụng hình thức thầu khác như đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện, tham gia thực hiện của công cộng, đàm phán giá hoặc trong các trường hợp lựa chọn nhà thầu đặc biệt.

Ưu nhược điểm của đấu thầu rộng rãi

Ưu nhược điểm của đấu thầu rộng rãiƯu nhược điểm của đấu thầu rộng rãi

Ưu điểm: 

  • Không hạn chế số lượng nhà thầu;

  • Giúp các nhà thầu giảm bớt gánh nặng về vốn, công sức và nhiệm vụ cần thực hiện;

  • Được áp dụng phổ biến, có thể áp dụng cho nhiều loại gói thầu khác nhau;

  • Mang tính cạnh tranh cao.

Khuyết điểm:

  • Việc không hạn chế số lượng nhà thầu gây nhiều khó khăn trong việc quản lý hồ sơ nhà thầu của bên mời thầu;

  • Chi phí tổ chức thầu cao;

  • Thời gian thực hiện gói thầu dài do phải chia nhiều công đoạn, nhiệm vụ cho các nhà thầu khác nhau;

  • Nếu có một trong các nhà thầu vi phạm thỏa thuận thầu có thể dẫn đến nhiều rủi ro cho toàn bộ gói thầu,...

Như vậy, đối với hình thức đấu thầu rộng rãi vẫn có nhiều ưu và nhược điểm khác nhau mà bên mời thầu cũng như bên nhà thầu cần phải cân nhắc khi chọn lựa.

Quy trình đấu thầu rộng rãi qua mạng

Căn cứ tại khoản 2 Điều 21 Luật Đấu thầu 2023 quy định: Đấu thầu qua mạng là việc thực hiện hoạt động đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Trong đó, quy trình đấu thầu rộng rãi qua mạng sẽ được thực hiện theo khoản 2 Điều 50  Luật Đấu thầu 2023 như sau:

  • Đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

  • Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

  • Lập, nộp hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

  • Mở thầu;

  • Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, mời thương thảo hợp đồng, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

  • Thỏa thuận liên danh, bảo lãnh dự thầu điện tử, bảo lãnh thực hiện hợp đồng điện tử;

  • Làm rõ các nội dung trong đấu thầu;

  • Gửi và nhận đơn kiến nghị;

  • Hợp đồng điện tử;

  • Thanh toán điện tử.

Như vậy, quy trình đấu thầu rộng rãi qua mạng đã được quy định chi tiết. Trước tiên cần đăng tải các thông tin về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư từ đó làm cơ sở để lập, thẩm định, phê duyệt các hồ sơ nhà thầu phù hợp với những điều kiện bên mời thầu đưa ra. Từ đó tiến hành các bước kế tiếp theo quy định. 

Lưu ý: Chi phí trong đấu thầu qua mạng bao gồm: chi phí tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu, tham dự thầu, ký kết hợp đồng và các chi phí khác khi đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Trên đây là thông tin về Đấu thầu rộng rãi là gì? Ưu, nhược điểm của đấu thầu rộng rãi. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ.
Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X