hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 05/07/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Đến ngã tư, đèn đỏ có được rẽ trái không?

Khi tham gia giao thông, tại các đoạn đường ngã ba, ngã tư, ngã năm,... thường xuyên xảy ra tai nạn do va chạm giao thông giữa các chiều di chuyển nên sẽ có có đèn báo hiệu. Có không ít người tham gia giao thông thắc mắc khi đèn đỏ có được rẽ trái không? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây nhé.

 
Mục lục bài viết
  • 1.    Đèn đỏ có được rẽ trái không?
  • 2.    Những trường hợp đèn đỏ được phép rẽ trái
  • 3.    Rẽ trái khi đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?
  • 4. Rẽ trái như thế nào cho đúng?
Câu hỏi: Câu hỏi: Câu hỏi: Tôi di chuyển đến khu vực có đèn đỏ, thấy có biển báo cấm rẽ trái, nhưng cán bộ điều hướng giao thông lại cho tôi rẽ trái. Khi tôi di chuyển theo cán bộ điều khiển giao thông thì có bị xử phạt hành chính hay không?

1.    Đèn đỏ có được rẽ trái không?

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008 tại khoản 3 điều 10 thì mọi phương tiện khi gặp tín hiệu đèn đỏ thì không được đi, phải dừng xe trước vạch.

Như vậy có thể hiểu rằng, khi gặp tín hiệu đèn đỏ thì tất cả các phương tiện đều phải dừng xe trước vạch kẻ và không được di chuyển. Vì thế việc rẽ trái khi có đèn đỏ cũng là không được phép, ngoại trừ một số trường hợp được nêu ở mục kế tiếp.

Đèn đỏ có được phép rẽ trái không là thắc mắc của nhiều người?

Đèn đỏ có được phép rẽ trái không là thắc mắc của nhiều người?

2.    Những trường hợp đèn đỏ được phép rẽ trái

Như vậy bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi đèn đỏ có được rẽ trái không? Theo quy định, vẫn có một số trường hợp bạn được phép rẽ trái khi đèn đỏ.

2.1 Khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

Theo quy định thì hiệu lệnh của người điều khiển phương tiện giao thông luôn được ưu tiên chấp hành ngay cả khi trái với tín hiệu đèn giao thông.

Ở những khu vực có lưu lượng phương tiện qua lại lớn, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, sẽ thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông vào khung giờ cao điểm, khung giờ người lao động đi làm và về nhà. Khi đó những người điều khiển giao thông sẽ thực hiện nhiệm vụ phân luồng giao thông để đảm bảo cho khu vực giao nhau không bị ùn tắc.

Nên khi đến khu vực giao nhau, có đèn đỏ, mà người điều khiển giao thông vẫn ra hiệu chiều bạn đi được phép rẽ trái thì bạn vẫn được di chuyển mà không vi phạm pháp luật.

2.2 Có biển báo được phép rẽ trái ở khu vực giao nhau.

Biển báo hiệu được phép rẽ trái

Biển báo hiệu được phép rẽ trái

Biển báo phụ được phép rẽ trái thường sẽ có hình chữ nhật, nền màu xanh dương, chữ trắng và ghi rõ dòng chữ được phép rẽ trái khi đèn đỏ. Nhưng các phương tiện giao thông khi rẽ trái ở khu vực này cần chú ý đến các phương tiện khác và người đi bộ để tránh xảy ra va chạm.

3.    Rẽ trái khi đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?

Rẽ trái khi có đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?

Rẽ trái khi có đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ vào quy định đã nêu trên thì việc rẽ trái khi đèn đỏ mà không có tín hiệu của người điều khiển giao thông hay biển báo được phép rẽ trái thì được coi là vi phạm pháp luật về an toàn giao thông. Cụ thể hành vi rẽ trái khi đèn đỏ là hành vi vượt đèn đỏ. Vậy mức phạt chi tiết cho từng loại phương tiện là:

  • Đối với xe ô tô, rẽ trái khi đèn đỏ sẽ bị phạt từ 4 triệu đến 6 triệu đồng và tước quyền sử dụng GPLX từ 1 đến 3 tháng (căn cứ khoản 5 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung theo điểm d khoản 34 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

  • Đối với xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện thì bị phạt từ 800.000 đến 1 triệu đồng và tước quyền sử dụng GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông từ 1 đến 3 tháng. (căn cứ khoản 4 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung theo điểm g khoản 34 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

  • Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng thì bị phạt từ 2 triệu đến 3 triệu đồng và tước quyền sử dụng GPLX, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông từ 1 đến 3 tháng. (căn cứ khoản 5 điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung theo điểm d khoản 24 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

  • Đối với xe đạp, xe đạp điện, xe thô sơ thì bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng. (căn cứ khoản 2 điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Như vậy với những phương tiện lớn như ô tô thì mức phạt khá nặng và người điều khiển bị tước giấy phép lái xe nên người tham gia giao thông cần đặc biệt lưu ý.

4. Rẽ trái như thế nào cho đúng?

Các phương tiện khi di chuyển vào giao lộ cần chú ý rẽ trái như thế nào cho đúng và tuân thủ những quy định giao thông. Cụ thể:

  • Khi chuẩn bị rẽ trái thì các phương tiện phải chú ý quan sát những tín hiệu giao thông của đèn giao thông, biển báo được rẽ trái và người điều khiển giao thông.

  • Chuẩn bị rẽ trái thì phương tiện phải bật xi nhan trái để các phương tiện khác quan sát và biết được hướng đi của mình, tránh va chạm.

  • Trong quá trình di chuyển cần quan sát thật kỹ các phương tiện đang di chuyển, người đi bộ, nhường đường cho phương tiện đi thẳng, người đi bộ và di chuyển giữ khoảng cách với các phương tiện khác.

Tóm lại, khi muốn rẽ trái thì những người điều khiển phương tiện giao thông phải chú ý đến các tín hiệu đèn giao thông, biển báo giao thông và cả tín hiệu của người điều khiển giao thông. Tùy vào các trường hợp khác nhau mà người điều khiển được phép rẽ trái hoặc không.

Như vậy, trên đây đã giải đáp cụ thể về câu hỏi đèn đỏ có được rẽ trái không? Mong rằng với những thông tin hữu ích sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các quy định giao thông để tránh việc vi phạm giao thông của mình. Nếu có thắc mắc về các quy định của luật giao thông, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X